Chiếc GN125 cũ kỹ của Suzuki được Garage Tự Thanh Đa ở Sài Gòn đô lại theo hình ảnh cafe racer cổ điển, đơn giản nhưng đậm chất đường phố. Cô gái Sài Gòn xăm kín chân, mê xe độ đầy phong cách Mercedes-AMG C63 S Edition 1 của Cường “Đô-la” tụ tập cùng dàn xế độ hàng hiếm tại Sài Gòn Suzuki GN125 là chiếc mô tô phân khối nhỏ, có kiểu dáng Naked Bike, xuất hiện từ năm 1997. Đây là chiếc xe hướng tới người chơi những bước đầu chập chững làm quen với phong cách xe có bình xăng phía trước. Ở thời điểm mà có rất ít sự lựa chọn về dòng xe, cũng như bị rào cản khá lớn về giá và bằng lái A2, thì những chiếc mô tô phân khối nhỏ là lựa chọn hàng đầu. Trong nhiều mẫu xe ở những năm 90, khó có mẫu xe nào vừa hợp túi tiền, vừa mạnh mẽ, có thiết kế thể thao như những chiếc GN mang lại. Cũng tại thời điểm GN125 tung hoành, nó là chiếc xe tầm trung mang thiết kế bụi bặm, đường phố hướng tới người chơi có phong cách cổ điển và yêu nét đẹp phong trần. Cũng vì lẽ đó, mà cho tới tận bây giờ Suzuki GN125 là một trong những mẫu xe được các tay chơi lựa chọn để độ lại theo cách mà người châu Âu hay làm: độ “Custom Classic”, mà nổi trội vẫn là hình ảnh “ly cafe” đậm chất lãng tử. Suzuki GN125 tại Việt Nam cũng đang rất được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là những người có phong cách bụi bặm, đường phố. Có thể bạn sẽ thấy rất ít những chiếc GN125 nguyên bản chạy trên phố, và càng khó có thể bắt gặp được những chiếc xe độ cafe racer hay tracker truyền thống. Nhưng trong giới mộ điệu, mẫu xe này có một “đất diễn” và một sân chơi riêng, chỉ dành cho những người có cùng sở thích và cùng mục đích. Chiếc xe trong bài là một ví dụ điển hình, một chiếc GN125 được độ lại theo đúng hình mẫu cafe racer, nhưng đơn giản, lược bỏ rất nhiều chi tiết rườm rà, đem lại tổng thể gọn gàng nhất có thể nhưng vẫn toát lên chất chơi. Bản độ cafe racer trong bài được Garage Tự Thanh Đa ở Sài Gòn độ lại, lấy đúng hình ảnh của những chiếc cafe racer trong những năm 70-80 thế kỷ trước. Nghĩa là ngoài việc giữ lại khối động cơ và khung chính, toàn bộ những chi tiết khác đều được độ lại để cho ra tổng thể liền mạch nhất có thể. Món “đặc sản” làm nên cái tên cafe racer là bình xăng nhỏ gọn, bằng phẳng ở phần đáy, để có thể đặt gọn trên khung chính, yên lái nhỏ gọn, nằm trên một đường thẳng với đáy bình xăng và song song với mặt đất, trảng ba hạ thấp, góc lái hẹp lại buộc người lái phải “nằm” sát và ôm trọn lấy thân xe, tạo khả năng lướt gió khi tăng tốc. Chiếc xe độ này cũng vậy, bình xăng trở nên rất nhỏ gọn và cứng cáp, đáy bình xăng được gò lại, đặt song song với mặt đất, cụm trảng ba cũng được hạ thấp và nâng cấp lên ghi đông Clip-on phù hợp với racing. Yên lái của xe nguyên bản rất to và thô kệch đã được loại bỏ, thay bằng bộ yên solo gọn gàng với lớp da nâu phủ lên cùng đường chỉ may thủ công. Tạo hình ban đầu đã cho cái nhìn rất khác biệt, đã cho ra một sản phẩm mang đúng thiết kế cafe racer. Giảm xóc trước của xe nguyên bản là dạng ống lồng truyền thống, giảm chấn thủy lực có hành trình tương đối dài, 130mm. Trên bản độ này, Tự Thanh Đa thay thế giảm xóc ống lồng kết hợp lò xo loại Classic, rút ngắn hành trình và cho xe cân đối hơn, không còn cảm giác “đầu cao, đít thấp” như chiếc xe xuất xưởng năm 1997. Cụm đèn chiếu sáng dạng tròn với cặp xi-nhan nhỏ tích hợp, cho phần đầu gọn hơn rất nhiều. Hệ thống phanh trên xe nâng cấp với thắng đĩa trước sau kết hợp cùng bộ vành nan hoa cổ điển. Lốp xe là loại Street Type với nhiều đường rãnh thoát nước giúp bản độ có thể di chuyển trong nhiều điều kiện khác nhau. Trong khi đó, treo sau trang bị phuộc Racing Boy hành trình ngược với màu xanh nổi bật hoàn toàn trên nền xe đen, chắn bùn sau được cắt gọt tạo vẻ “sexy” cho phần đuôi, và biển số được nâng lên cao đầy kích thích. Với động cơ 124cc xi-lanh đơn, công suất 11 mã lực thì âm thanh sẽ không quá hoành tráng. Nhưng việc nâng cấp nên ống xả độ, với lớp nỉ quấn vừa đủ sẽ cho ra tiếng nổ ấm và uy lực. Phần ống xả này là loại Custom dành riêng cho các mẫu xe độ theo phong cách cổ điển, góp phần tạo nên tổng thể hoàn chỉnh, nhưng vẫn đảm bảo “hơi thở” mạnh mẽ, có sinh khí. Theo Nghe nhìn Việt Nam