Mê xe lửa, gần 30 năm nay ông Được (TP HCM) mày mò sưu tập mô hình nhiều loại tàu hỏa, thiết kế sa bàn cho tàu chạy như thật. “Vua đồ cổ” Đinh Công Tường và những chuyến từ thiện dọc dài đất nước Đồng hồ Rolex 1,5 triệu USD của vua Bảo Đại được đấu giá Ông Nguyễn Văn Được (67 tuổi, quận Phú Nhuận, TP HCM) vốn là nghệ sĩ guitar bass có tiếng ở Sài Gòn với nghệ danh Lý Được. Bên cạnh đó, ông còn sở hữu bộ sưu tập mô hình xe lửa quy mô. Trong căn nhà nhỏ của mình, ông dành hẳn một phòng để làm sa bàn đường ray, tàu hỏa, sông núi… nhằm thỏa mãn đam mê “Trước đây do nhà gần đường xe lửa nên tôi đã quen thuộc với tiếng còi tàu từ nhỏ, thích ngắm đoàn xe lửa chạy qua. Ngoài ra, bố tôi cũng làm lái tàu. Lớn lên tôi có theo nghề của bố một thời gian ngắn nên càng gắn bó thân thiết với những toa xe lửa”, ông Được chia sẻ. Cầm trên tay một mô hình xe lửa xe lửa diesel, ông Được nhớ lại: “Đây là mô hình đầu tiên tôi mua vào năm 1991 ở công viên Lê Văn Tám. Tôi mua với giá khoảng 110.000 đồng, một số tiền khá lớn lúc bấy giờ. Từ đó, mỗi lần đi lưu diễn ở châu Âu tôi đều mua mô hình xe lửa mang về. Bạn bè có đi Anh, Mỹ, Nhật… tôi cũng nhắn mua giùm”. Đến nay, sau gần 30 năm sưu tập, bộ sưu tập của ông Nguyễn Văn Được đã lên đến 180 đầu máy với 270 toa xe. Năm 2006, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục ông là “Người sưu tập mô hình xe lửa nhiều nhất Việt Nam”. Bộ sưu tập này có nhiều loại khác nhau, từ đầu máy chạy bằng hơi nước, than, diesel cho đến bằng điện qua nhiều thời kỳ của ngành đường sắt. Tuy là mô hình nhưng các chi tiết của chúng không khác tàu thật. Theo ông, chơi mô hình xe lửa thì phải có sa bàn mới sinh động. Năm 1996, nghệ sĩ bắt tay vào nghiên cứu cách làm sa bàn với quang cảnh tàu xe, đường ray, nhà ga… Sau 6 tháng xây dựng, ông đã có một sa bàn dài 3 m, rộng 2,4 m để thỏa mãn thú đam mê.“Tôi thiết kế sa bàn theo phòng cách hệ thống tàu lửa của phương Tây với những nhà ga mái ngói đỏ, tàu uốn lượn qua vách núi…”, ông cho biết. Hầu hết các mô hình xe lửa, đường ray, nhà gà, kho hàng… của ông Được đều mua từ nước ngoài, có kiểu dáng và các chi tiết như thật với tỷ lệ được thu nhỏ lại. Một số chi tiết như cây xanh, đồi núi, cầu sắt… ông phải tự chế tạo. Trên sa bàn, nghệ sĩ thiết kế hầm và đèo Hải Vân bằng xi măng và Cầu Ghềnh (TP Biên Hòa, Đồng Nai). Những đường ray đươc mua từ Mỹ về lắp ráp, để giống thật ông đập đá vụn rải lên. “Việc thiết kế các khúc cua là khó khăn nhất, phải tính toán đúng từng chi tiết, kỹ thuật để tàu có thể chạy qua đoạn cua là cả một vấn đề”, người đàn ông 67 tuổi chia sẻ. Không chỉ là mô hình, ông còn thiết kế hệ thống điều khiển để vận hành các đầu máy chạy bon bon trên đường ray, đi qua cầu, chui hầm… trên sa bàn. Hệ thống đèn điện của sa bàn xe lửa hoạt động như thật, các barie cũng tự động đóng mở khi tàu chạy qua… “Hiện, sa bàn đã chật nên tôi không thể sưu tập thêm mô hình nữa. Cảm giác mỗi lần mệt mỏi, nhìn đoàn tàu chạy băng băng qua núi sông, dù chỉ là mô hình những cũng rất thú vị”, nghệ sĩ tâm sự. Do đã về hưu, nên phần lớn thời gian ông Được dành để ký âm và dạy nhạc cho học trò. Những lúc rảnh, ông lại lau chùi, bảo trì những mô hình xe lửa quý giá của mình. Theo vnexpress