Bar kiểu Nhật ở Sài Gòn: Từ counter bar đến hostess bar


Đứng trước những Rosie bar, Secret bar, Tanabaka bar… là các cô gái váy ngắn, giày cao gót, mặc đồ như nữ sinh hay kimono cách điệu.

Daruma – quán ăn Nhật tại Sài Gòn

Quên khu phố Nhật Bản đi, “tiểu Tokyo” này mới là địa điểm sống ảo hot nhất nhì Sài Gòn

Bar kiểu Nhật ở Sài Gòn: Từ counter bar đến hostess bar - Ảnh 1. Các lady của một quán counter bar tại Sài Gòn

Bar kiểu Nhật ở Sài Gòn: Từ counter bar đến hostess bar – Ảnh 1.
Các lady của một quán counter bar tại Sài Gòn

Cách bài trí của các cửa hàng mặt tiền đường Lê Thánh Tôn, Thái Văn Lung và trong các hẻm nhỏ của hai con đường này ở TP.HCM không khác gì khu phố Nhật. Đông đảo người Nhật đi ăn, cắt tóc, massage, uống rượu… ở khu này.

Theo anh Shiba – một người Nhật thường xuyên đến khu này, điều đặc biệt phố Nhật ở Sài Gòn là sự hiện diện với mật độ dày đến khó tin, cả với người Nhật, về sự có mặt của những counter bar, tương tự hình thức hostess bar sang chảnh bên Nhật.

Counter bar ở Sài Gòn

Đứng dưới không gian rợp bóng đèn xanh đỏ đầu hẻm 8A Thái Văn Lung, anh Shiba chỉ vào chiếc đèn lồng đỏ trên cao: “Bạn có thấy chiếc đèn lồng đỏ có chữ Japanese Town kia không?

Nó là sự quảng cáo khiêm nhường nhất về khu phố này, nhưng chính những nhà hàng, quán xá với cách trang trí và vận hành gần như y chang mô hình bên Nhật đã là sự giới thiệu đầy đủ nhất về khu phố này mà không cần thêm chữ Japanese Town đó”.

Đứng trước những Rosie bar, Secret bar, Tanabaka bar… là các cô gái váy ngắn, giày cao gót, mặc đồ như nữ sinh hay kimono cách điệu. Thấy Shiba bước đến, các cô gái niềm nở cất tiếng chào: “Irassaimase, counter bar dozo” (Xin chào quý khách, mời vào counter bar).

Khách có vẻ quan tâm hoặc chỉ cần hơi chần chừ sẽ được tiếp viên kéo tay vào bên trong và được chào đón nhiệt tình ngay từ cửa vào.

“Người Nhật thích được chào tưng bừng như thế – Shiba nháy mắt và nói – Chẳng riêng gì đàn ông Nhật, ai mà chẳng thích cái cảm giác thỏa mãn khi được ngồi uống mà vây xung quanh toàn là gái trẻ, đẹp”.

So với hostess bar bên Nhật, counter bar ở Sài Gòn vẫn giữ được đặc trưng là đắt đỏ, tuy nhiên điều khiến khách Nhật thích thú nhất là ở đây không cấm sờ mó như bên Nhật.

Anh Karlheinz Dietz, một người Đức làm việc trên 10 năm ở Nhật Bản, cho biết các counter bar ở Sài Gòn nhỏ hơn và trang trí không sang bằng các hostess bar ở Nhật.

Do áp lực cạnh tranh giữa hàng chục quán trong một khu vực nhỏ, quán này kề quán kia, counter bar ở Sài Gòn chiều khách hơn, chủ động mời chào và cho phép khách hôn hay động chạm vào người tiếp viên…

Do không phải ai cũng chấp nhận làm việc từ 7h tối đến 2h-3h sáng, đứng chênh vênh trên đôi giày cao gót toàn thời gian, uống rượu với khách mà không được say, việc tuyển người cũng tương đối khó khăn.

Tiêu chuẩn được hạ xuống còn hai yếu tố cơ bản: dễ nhìn và trẻ 18-25 tuổi. Tiếp viên sẽ được đào tạo nói tiếng Nhật bồi sau thời gian làm việc. Kể cả sau khi đã được đào tạo, các tiếp viên, gọi là lady – đa số chỉ biết tiếng Nhật bồi, không đủ vốn ngôn ngữ để hầu chuyện khách như bên Nhật.

Mama Yuna, làm chủ counter bar được hai năm và là người trưởng thành từ vị trí lady, khẳng định làm tiếp viên trong quán bar Nhật là một nghề nhiều cơ hội nếu biết kiên trì.

Khách vào quán là người có tiền, có công việc tốt, nhiều người là những saicho (ông chủ) lớn, một khi họ đã thích, tiếp viên sẽ đổi đời.

Himari, quản lý một counter bar, cũng xác nhận: “Một khi họ đã thích mình, họ sẽ giúp đỡ mình rất nhiều mà không đòi hỏi mình phải đánh đổi bất cứ thứ gì”.

Câu chuyện về những lady được khách chu cấp toàn bộ cuộc sống riêng hoặc kết hôn với những ông chủ Nhật giàu có được truyền miệng từ mama đến tiếp viên đã nuôi giấc mơ đổi đời của các cô gái.

Thực tế, sau vài tháng làm việc, tiếp viên kém nhất cũng kiếm được ít nhất một khách ruột, cô nào nhiều thì có cả chục, do đó các cô có thể nói là không còn cần đến tiền vì mọi thứ đã được khách hàng chi trả từ những thứ lớn như căn hộ, xe máy đến những thứ thường ngày như bữa ăn, tiền làm đẹp, mua sắm.

Có lady tự hào kể: “Trong nhà bạn trai em, cái gì cho em cũng có”.

Nếu khách Nhật vui vẻ chấp nhận giá cả đắt đỏ ở counter bar thì ngược lại, khách Âu – Mỹ tranh luận ồn ào về nó. Họ không thể hiểu có cái gì đặc biệt mà một chai bia được bán 180.000 đồng, phụ thu thêm 100.000 và 10% thuế giá trị gia tăng.

Tính ra, một người uống một chai bia sẽ phải trả hơn 300.000 đồng.

Cảnh tiếp viên chờ khách ở một quán massage trong khu phố Nhật - Ảnh: Quang Định

Cảnh tiếp viên chờ khách ở một quán massage trong khu phố Nhật – Ảnh: Quang Định

Hostess bar kiểu Nhật

Counter bar ở Sài Gòn là phiên bản của hostess bar – một hình thức giải trí về đêm phổ biến ở Nhật Bản.

Nhân viên trong các quán bar này toàn là nữ giới dưới sự quản lý của một người được gọi là mama nhằm đáp ứng nhu cầu uống rượu giải khuây và chuyện trò của cánh đàn ông trong giới văn phòng được đi giải trí bằng tiền công ty. Trong hostess bar, mỗi tiếp viên đều có nghệ danh và không ai dùng tên thật.

Người lao động Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng về văn hóa làm việc tận tụy với công ty. Anh Jimbo, 39 tuổi, làm nghề tư vấn, cho biết anh bắt đầu công việc từ 7h30 sáng và kết thúc lúc 9h30 tối.

Vào lúc này, những người đàn ông mặc vét đen, thắt cà vạt sẽ mang theo cặp táp rời công sở đến hostess bar giải khuây sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Rất nhiều công ty ở Nhật chấp nhận thanh toán các hóa đơn uống rượu tại hostess bar cho nhân viên với lý do để xây dựng sự tin tưởng giữa các đồng nghiệp nam. Nếu tiếp đối tác, một cuộc vui ở hostess bar sẽ tạo sự hiểu biết lẫn nhau để giúp thúc đẩy thương vụ.

Lady làm các nhiệm vụ như pha rượu, mồi thuốc và đặc biệt là buông những lời trò chuyện tình tứ với khách. Là quán bar, nhưng hostess bar Nhật Bản không phải là nơi nhảy nhót ồn ào, không có nạn mại dâm hay những trò thoát y trong quán.

Một quy tắc chung được chấp nhận là khách hàng sẽ mời các lady nước và trả tiền. Khi được khách mua nước – với giá trên trời, lady sẽ nói chuyện với khách trong thời gian chừng 30-45 phút rồi sau đó một lady khác sẽ thế chỗ.

Việc này vừa là để khách hàng trò chuyện với một gương mặt mới nhưng quan trọng hơn, khách lại một lần nữa phải rút hầu bao mua nước cho lady mới, góp phần đẩy doanh thu chung của quán.

Một góc phố Nhật ở Quận 1 - Ảnh: Quang Định

Một góc phố Nhật ở Quận 1 – Ảnh: Quang Định

Việc của lady

Bán rượu và làm cho khách vui vẻ uống… tới bến, bước ra khỏi quán cảm thấy thoải mái, rũ bỏ mọi muộn phiền là công việc của lady.

Khách vui hôm nay sẽ trở lại quán hôm sau và điều đó đồng nghĩa với tiền bạc và lợi nhuận. Nhìn chung các lady sẽ được chia tiền nước khách mua, nhận phần trăm trên doanh thu bán rượu và doanh thu tổng hằng tháng.

Theo TTO


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: