Ẩn náu Sài Gòn hối hả, nhậu bia “càng uống càng đắt” ở… cà phê cổ


Nếu muốn tìm một chốn ẩn náu giữa cuộc sống hối hả của Sài Gòn, hãy thử đến nơi xưa cũ này, nơi mà cái thời vài thập kỹ trước đang hiển hiện. 

Quán cafe đúng kiểu Sài Gòn xưa, hơn nửa thế kỉ qua mỗi năm chỉ đóng cửa 10 phút…

Quán cà phê dành cho người Sài Gòn xưa ở chung cư cũ

Quán cà phê nằm ở Trần Quốc Toản (P.8, Q.3, TP.HCM) mở cửa từ 17 giờ đến 23 giờ mỗi ngày ẢNH: LƯU TRÂN

Quán cà phê nằm ở Trần Quốc Toản (P.8, Q.3, TP.HCM) mở cửa từ 17 giờ đến 23 giờ mỗi ngày
ẢNH: LƯU TRÂN

Ngày xưa, cứ than buồn thì bao nhiêu người hỏi thăm động viên, giờ chỉ cần treo cái status (trạng thái) buồn bã trên Facebook thì y như rằng có người nhắn tin… rủ đi nhậu.

Không gian quán được chia làm ba gian, tổng diện tích khoảng 60 mét vuông ẢNH: LƯU TRÂN

Không gian quán được chia làm ba gian, tổng diện tích khoảng 60 mét vuông
ẢNH: LƯU TRÂN

Chúng tôi đến khi quán chưa có vị khách nào, điều đó đồng nghĩa với việc tôi có thể thoải mái đi tới đi lui, ngắm nghía từng ngóc ngách trong quán và lựa chỗ ngồi vừa ý nhất.

Từng góc nhỏ được xếp đặt một cách ngẫu hứng nhưng vẫn tạo sự hài hòa cho không gian chung ẢNH: LƯU TRÂN

Từng góc nhỏ được xếp đặt một cách ngẫu hứng nhưng vẫn tạo sự hài hòa cho không gian chung
ẢNH: LƯU TRÂN

Gian ngoài cùng được chủ quán trang trí bằng những bức tranh vẽ tay treo gần kín tường, mấy cái đèn bàn tróc sơn loang lổ, mà thu hút lạ. Chủ quán còn trưng thêm một chiếc xe mô tô cổ, chắc chỉ để cho đẹp chứ không chạy được nữa, tôi nghĩ vậy.

Điện thoại bàn thời xưa ẢNH: LƯU TRÂN

Điện thoại bàn thời xưa
ẢNH: LƯU TRÂN

Góc trong cùng phía bên trái, gian thứ hai là một cái máy đánh chữ cũ kỹ, bên phải là kệ gỗ đựng vô số băng nhạc. “Ở trỏng nhiều cuốn tân cổ giao duyên lắm, tao coi một chặp cứ tưởng đang ở thời bà ngoại tao”, bạn lên tiếng khi thấy tôi im lặng không nói gì.

Máy đĩa hát than quay bằng tay ẢNH: LƯU TRÂN

Máy đĩa hát than quay bằng tay
ẢNH: LƯU TRÂN

Gian thứ ba lại tiếp tục khiến một vị khách lần đầu ghé quán như tôi bị bất ngờ xen lẫn thích thú khi thấy tấm khăn trải bàn họa tiết bông hoa rực rỡ ngày xưa khá được ưa chuộng, cái máy hát đĩa than quay tay nằm chễm chệ trên bàn; hay cả một giá sách toàn mấy cuốn truyện và tạp chí từ thời “xa lắc xa lơ”, giấy cũ và mục đến nỗi mở ra coi cũng sợ nó… vỡ vụn.

Quầy pha chế "lộn xộn một cách có trật tự" ẢNH: LƯU TRÂN

Quầy pha chế “lộn xộn một cách có trật tự”
ẢNH: LƯU TRÂN

“Tất cả những món đồ trong quán một phần do mình tự tay tìm kiếm, sưu tầm về, phần thì do bạn bè hay người thân tặng cho, cũng có vài món là mình xin. Mình mê đồ cổ lắm, thật ra là mê đồ cũ, những cái gì cũ thì nó mới kỹ, mình mở quán này cũng là để có nơi lưu giữ những món đồ quý giá của mình”, anh Nguyễn Hữu (37 tuổi, chủ quán) tiết lộ.

Ẩn náu Sài Gòn hối hả, nhậu bia 'càng uống càng đắt' ở... cà phê cổ - ảnh 6

Tạm ngưng xuýt xoa với mớ đồ cổ – cũ – kỹ, chúng tôi gọi một cà phê, một nước mơ, nhưng bạn lại ngăn cản: “Không, đến đây phải uống bia, mày sẽ thấy uống bia để say còn khó khăn hơn việc ngồi gặm nhấm nỗi buồn một mình”.

Bàn ghế phong cách "ông bà anh" ẢNH: LƯU TRÂN

Bàn ghế phong cách “ông bà anh”
ẢNH: LƯU TRÂN

Vậy là gọi bia! Song, tôi cứ thắc mắc tại sao uống bia ở đây lại khó khăn hơn việc tôi buồn? Bạn liền quay sang anh chủ quán: “Mời anh giải đáp giúp khách”.

Menu do chủ quán tự viết bằng tay rồi... đống khung cẩn thận ẢNH: LƯU TRÂN

Menu do chủ quán tự viết bằng tay rồi… đống khung cẩn thận
ẢNH: LƯU TRÂN

Anh chủ quán người Ninh Bình cười toe rồi làm bộ trịnh trọng, chậm rãi nói: “Thực ra bản thân mình cũng rất thích bia, và thích cả văn hóa uống bia của người Sài Gòn. Tuy nhiên, mình không thích mọi người lạm dụng bia rượu, uống đến say, mất kiểm soát và sẽ gây ra những hậu quả khó lường”.

Cà phê pha phin rất đậm ẢNH: LƯU TRÂN

Cà phê pha phin rất đậm
ẢNH: LƯU TRÂN

Anh Hữu nói tiếp: “Khi mình mở quán thì tiêu chí của mình chính là bán nước giải khát, cà phê giải khát, nước ngọt giải khát, bia cũng để giải khát, không phải để say. Mình sẽ không bán quá nhiều bia cho một người, ví dụ khách uống một chai thì giá là 25.000 đồng, đến chai thứ hai giá sẽ tăng tên 30.000 đồng, chai thứ ba thì thành 35.000 đồng… Giá quá mắc thì khách sẽ tự động ngưng gọi thêm bia. Uống ít thôi còn về với gia đình nữa chứ”.

Uống có ý thức. Uống ít thôi còn về với vợ. ẢNH: LƯU TRÂN

Uống có ý thức. Uống ít thôi còn về với vợ.
ẢNH: LƯU TRÂN

Cuộc trò chuyện của chúng tôi bị gián đoạn khi có vài người khách đến quán, anh chủ lại cười, cái nụ cười hiền khô của “người đàn ông mê bia nhưng tỉnh táo khi uống”. Anh vào bếp pha chế nước, khách bên ngoài lấy đàn guitar ra chơi, hát hò tự nhiên như ở nhà.

Bia cũng giống như các loại nước giải khát thông thường khác, hãy uống bia để thưởng thức, đừng uống cho say ẢNH: LƯU TRÂN

Bia cũng giống như các loại nước giải khát thông thường khác, hãy uống bia để thưởng thức, đừng uống cho say
ẢNH: LƯU TRÂN

Chợt nhớ, nãy giờ nỗi buồn của tôi trốn đi đâu mất rồi. Chắc vì tôi thích Bia 81, vì thích phong cách hoài cổ, mộc mạc nơi đây, thích cái nguyên tắc bán bia của chủ quán và thích cả giọng hát của cô gái ngồi bàn bên.

Cô hát nhẹ nhàng và trong trẻo:

“Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng.

Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng.

Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng.

Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”…

Theo TNO


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: