Nếu bạn muốn đến một nơi du lịch ngon-bổ-rẻ thì hãy đến Huế ngay để cùng tận hưởng những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn này. Chuyện Đà Lạt không phải ai cũng biết Về Đồng Tháp mùa này, để “sống ảo” với đồng hoa nhĩ cán đẹp mê mải Sống trong một nhịp sống hiện đại, hối hả giữa những xe cộ tấp nập, những ngôi nhà cao ốc, ồn ã, xô bồ của cuộc chiến cơm áo gạo tiền… người ta lại càng chuộng tìm về những nơi cổ kính, bình lặng, yên ả, để dành chút tĩnh lặng cho bản thân, để được sống chậm lại mà tận hưởng sâu hơn hết cái hương vị đậm đà, thanh bình của cuộc sống. Hãy đến với Huế để cảm nhận! Huế là thành phố thơ mộng thuộc miền trung Việt Nam. Khí hậu nóng oi từ tháng 3 đến tháng 8 và mưa ẩm ướt từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Thời điểm lý tưởng để “Xách ba lô lên và đi” đến Huế là vào thời điểm từ tháng 7 cho tới hết tháng 9. Đến Huế vào tầm tháng 7 đến hết tháng 9 trong năm Phương tiện đến Huế Bạn có thể đi máy bay, tàu hỏa, xe khách hoặc thậm chí là phượt bằng xe máy để đến Huế. Giá vé máy bay có thể dao động từ 500.000đ tới khoảng 2 triệu đồng vé khứ hồi, tùy vào hãng máy bay và thời điểm bạn đặt vé. Nếu đặt sớm và vào các thời điểm giảm giá của các hãng hàng không bạn có thể đến Huế với giá vé cực rẻ. Ngã ba huyền thoại Huế – Sài Gòn – Hà Nội Với tàu hỏa thì giá vé từ khoảng 450.000đ/vé/chiều đến 900.000đ/vé/chiều. Thời gian di chuyển có thể lên tới 13 tiếng (nếu đi từ Hà Nội, đi từ Sài Gòn thì thời gian di chuyển sẽ dài hơn). Nếu lựa chọn phương tiện này, bạn nên đi vào đêm để tiết kiệm thời gian di chuyển. Huế cổ kính mang đậm hơi thở lịch sử Nhà nghỉ tại Huế Rất dễ để có thể tìm và đặt trước nhà trọ, khách sạn, nhà nghỉ tại Huế từ các trang web đặt phòng như booking.com, trivago, agoda…. Việc tìm phòng trước trên các trang web sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm phòng khi đến Huế, check trước được địa điểm phòng nghỉ để tiện lên kế hoạch khám phá Huế hơn. Bạn nên chọn nghỉ ở địa điểm trung tâm thành phố, gần khu vực đại nội Huế. Vì như vậy sẽ tiện hơn cho việc di chuyển tới các địa điểm tham quan du lịch tại Huế. Phương tiện di chuyển trong thành phố Du lịch ở Huế phát triển dịch vụ cho thuê xe máy, xe đạp, ô tô tự lái. Giá thuê tương đối rẻ: xe máy là khoảng 150.000đ/xe/ngày, xe đạp là 80.000đ/xe/ngày. Phương tiện du lịch Huế nên lựa chọn xe máy Khi nhận xe, đừng quên kiểm tra phanh trước, phanh sau, đèn tín hiệu để đảm bảo an toàn cho chuyến đi nhé! Ăn uống tại Huế Huế nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú, đa dạng. Một vài món ăn có thể kể đến như: Cơm hến, bún Huế, chè, bánh bột lọc…. Bạn nên tham khảo các địa chỉ ăn uống ngon từ người trong khu khách sạn, nhà nghỉ mà bạn lưu trú. Họ sẽ cho bạn những chỉ dẫn hết sức tận tình từ đường đi, giá cả thậm chí là đánh giá so sánh về giá cả, chất lượng, dịch vụ….giữa các hàng quán. Một số tuyến phố có đồ ăn ngon bạn có thể ghé qua như Phạm Hồng Thái, Nguyễn Bình Khiêm, Cồn Hến – Vĩ Dạ, … Hành trình “Sống chậm” với Huế Ngày 1: Lăng Minh Mạng – Lăng Khải Định – Hồ Thủy Tiên – Lăng Tự Đức – Đồi Vọng Cảnh – Cầu ngói Khánh Toàn – Chợ Đông Ba – Đại Nội đêm Huế nổi tiếng nhiều lăng tẩm. Cách trung tâm Huế chừng 10km về hướng Tây Nam, ba lăng tẩm thu hút được nhiều khách du lịch đến thăm nhất là Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức và Lăng Khải Định. Giá vé vào cửa của các lăng là 100.000đ/người/lượt, với trẻ em thì là 20.000đ/bé/lượt. Đến đây bạn sẽ được đắm chìm trong không gian xưa, uy nghiêm, cổ kính ,hoài cổ. Được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc cổ từ thời nhà Nguyễn còn lưu giữ đến giờ. Lăng Minh Mạng Lăng Minh Mạng hay còn được gọi là Hiếu Lăng, nằm trên núi Cẩm Khê là nơi yên nghỉ của vị vua thứu 2 của triều Nguyễn. Lăng có La thành bao bọc, xen giữa các công trình kiến trúc là hồ nước xanh trong, thơm ngát hương sen, là những đồi thông xanh mướt tạo một khung cảnh hữu tình, nên thơ. Đại Hồng Môn – Cổng chính của lăng Minh Mạng đã nhuốm màu thời gian Hồ sen xen kẽ khối kiến trúc lăng tạo khung cảnh hữu tình Những hồ sen, hồ súng xanh mát, ngát hương Nơi vua Minh Mạng yên nghỉ Lầu Minh Lâu Lăng Minh Mạng đẹp mọi góc nhìn Lăng Khải Định Lăng Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng, là lăng mộ của vua Khải Định – vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (ngoại thành Huế). Lăng được xây dựng với lối kiến trúc giao thoa của 2 nền văn hóa Đông – Tây. Đây được xem là bước đột phá mở ra cái nhìn mới, một lối kiến trúc mới vào thời điểm bấy giờ. Lăng Khải Định mang giá trị nghệ thuật cao, với lối kiến trúc điêu khắc tinh xảo về đường nét, hài hòa về bố cục đã tạo nên một lăng tẩm tráng lệ, nguy nga. Cung Thiên Định – Nơi chon cất thi hài vua Khải Định Bên trong Lăng được trạm khắc hoa văn bằng sứ rất công phu và đẹp mắt Lăng Tự Đức Lăng Tự Đức còn được biết đến với cái tên Khiêm Lăng, được ví như một bức tranh sơn thủy tuyệt mĩ và được liệt vào một trong những công trình đẹp nhất thế kỉ XIX. Đây là nơi chon cất vị hoàng đé thứ 4 của triều nhà Nguyễn. Lăng Tự Đức bao bọc bởi không gian xanh của núi rừng, cây cỏ. Một không gian xanh trong lành, thoáng đãng. Cổng vào thăm lăng Tự Đức Mặt hồ yên ả trong lăng Tự Đức Mỗi lăng tẩm đều mang trên mình những nét đặc trưng riêng. Nếu như ở lăng Khải Định là sự hòa trộn các trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật Giáo, Roman… thì ở lăng Minh Mạng là một quần thể kiến trúc quy mô, lối kiến trúc mở hòa quện giữa sự uy nghiêm của hệ thống cổng vào, bia đá, tẩm điện với sự thư thái mềm mại của thiên nhiên đất trời. Trong khi đó, lăng Tự Đức lại là một công trình kiến trúc mỹ thuật cao, được kết hợp hài hòa giữa đồi núi nhấp nhô, cây cỏ xanh tươi, rừng thông cao vút, mặt hồ yên ả. Một khung cảnh êm đềm, thơ mộng. Hằng ngày, có nhiều đoàn khách du lịch đến tham quan các lăng tẩm này. Bạn có thể gia nhập đoàn và nghe hướng dẫn viên giới thiệu thêm về các vị vua ở đây để hiểu hơn về tính cách, con người, tính thẩm mỹ của mỗi vị vua nhà Nguyễn. Hồ Thủy Tiên Trên đường di chuyển giữa lăng Khải Định và Lăng Tự Đức, bạn hãy rẽ vào thăm quan Hồ Thủy Tiên – Một công viên bỏ hoang nổi tiếng tại Huế. Phí vào cửa là 10.000đ/lượt. Đồi Thiên An gần công viên Thủy Tiên – Hồ Thủy Tiên cũng là điểm checkin rất đẹp Sân khấu bỏ hoang trong công viên Thủy Tiên Công viên bỏ hoang này là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách nước ngoài và giới trẻ Khu công viên này khá hoang tàn, vắng vẻ, tĩnh lặng, thậm chí còn tạo cảm giác rờn rợn khi tham quan tại đây. Cũng không rõ vì nguyên nhân gì mà địa điểm này thu hút khách du lịch nước ngoài và giới trẻ đến vậy. Đồi Vọng Cảnh Rừng thông xanh mướt trên đồi Vọng Cảnh Cách lăng Tự Đức chừng 500m là đồi Vọng Cảnh. Không khó để tìm đến địa điểm này, bạn có thể đi theo biển chỉ dẫn trên được hoặc hỏi người dân gần đó. Đến đây bạn có thể thấy được phong cảnh nên thơ của thành phố Huế, các khu lăng tẩm của vua Nguyễn, đắm mình trong rừng thông xanh mát, trong lành. Đồi Vọng cảnh có thể ngắm được toàn cảnh của Huế Cầu ngói Thanh Toàn Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km về phía đông. Đây là chiếc cầu gỗ cổ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Chiếc cầu bắc qua con mương với lũy tre xanh, con thuyền độc mộc, những bông súng lấp lánh dưới ánh nắng chiều khắc họa hình ảnh làng quê Việt Nam thanh bình, đẹp đến lạ. Cầu ngói Thanh Toàn Trên cầu có thiết kế 2 dãy ghế dài để người ghé qua có thể hóng mát. Cảm giác thư thái, khoan khoái, bình yên, được hòa vào thiên nhiên trong lành khiến đôi chân của người lữ khách khó dời bước. Chợ Đông Ba Đại Nội Huế lung linh về đêm Xế chiều trở về trung tâm thành phố, bạn hãy ghé qua chợ Đông Ba, tham quan chợ, mua sắm vài tấm vải may áo dài về làm quà cho bà, mẹ, bạn bè, chị, em, …. Ăn tối và sẵn sàng đến khám phá Đại Nội Huế về đêm nằm trong trung tâm thành phố Huế. Đại Nội Huế Đại nội Huế là điểm du lịch tham quan nổi tiếng bậc nhất ở Huế, với quần thể kiến trúc cung đình vàng son một thời. Mặc dù do chiến tranh và thời gian mà đại nội Huế chỉ còn giữ lại được một phần kiến trúc cổ nhưng vẫn biển hiện rõ nét sự quyền uy, vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ của Tử Cấm Thành một thời huy hoàng. Đại Nội Huế mở cửa đón khánh từ 7h00 – đến 17h30 hằng ngày, buổi tối bắt đầu từ 19h00 – 22h00. Giá vé vào cửa là 150.000đ/khách/lượt. Hành lang đại nội trở nên huyền ảo về đêm Khung cảnh vừa hư vừa thực của Đại Nội Đại Nội Huế là nơi thường diễn ra các sự kiện văn hóa đặc trưng, tái hiện lại các nghi thức cung đình. Buổi tối ở Đại Nội Huế bắt đầu từ lễ đổi gác, một nghi lễ thường ngày được các nghệ sĩ tái hiện lại bắt đầu từ 19h00 hằng ngày. Sau đó là các tiết mục dựng nêu, biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế, nhạc kịch… Bạn nên tìm xem lịch biểu diễn ở các sơ đồ Đại Nội Huế thường đặt ở các cổng vào để nắm được thời gian cũng như vị trí diễn ra các tiết mục nghệ thuật lịch sử này. Sơ đồ và lịch biểu diễn tái hiện thường được đặt ở các lối ra – vào của đại nội Đại Nội Huế về đêm với đèn hoa giăng khắp lối, vừa lung linh, vừa huyền ảo. Bước đi trên các hành lang sơn son, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào chốn thâm cung thường thấy trong các bộ phim cổ trang. Đại Nội Huế về đêm còn cho bạn cơ hội tham gia các trò chơi của các công chúa, hoàng tử thời xưa vẫn thường chơi như đầu hồ, đổ xăm hường, bài vụ, thả thơ,… Đại nội ngày nguy nga, tráng lệ Cổng phụ ra – vào đại nội với kiến trúc cổ tinh xảo đẹp mắt Đại nội đã bị chiến tranh tàn phá chỉ còn giữ lại được một phần Kiến trúc cổ còn được bảo tồn trong hậu cung nhà Nguyễn Khuôn viên xanh mát trong đại nội Huế Khuôn viên xanh mát trong đại nội Huế Nơi quan quân Triều Nguyễn bàn chính sự Sông Hương và Cầu Trường Tiền Ngày thứ 2: Cầu Trường Tiền – Sông Hương – Đại Nội ngày – Chùa Thiên Mụ – Thánh Văn Miếu – Chùa Từ Đàm – Quốc Học Huế – Ga Huế Sang ngày thứ hai của hành trình “sống chậm” với Huế, bạn hãy đến Cầu Trường Tiền, sông Hương để đón bình minh. Hít hà luồng gió nhẹ mát lạnh sảng khoái và đón những tia nắng ban mai ấm nồng, tận hưởng sự yên ả nhẹ nhàng nơi đây. Dành khoảng 2 tiếng để tham quan trải nghiệm Đại Nội Huế vào ban ngày để ngắm nhìn tường tận nhất cung điện nguy nga của triều đại nhà Nguyễn. Chùa Thiên Mụ Chùa Thiên mụ là một ngôi cùa cổ, một điểm đến tâm linh nổi tiếng của xứ Huế. Biểu tượng của Chùa Thiên Mụ chính là Từ Nhân Tháp (bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên) được dựng từ vua Triệu Trị vào năm 1844. Đứng trên tòa tháp cao 21m, hình dạng bát giác này, du khách có thể ngắm nhìn dòng sông Hương êm đềm, phẳng lặng. Quốc Học Huế Tọa lạc bên dòng sông thơ mộng, trường được xây dựng dưới thời vua Thành Thái (1896). Tồn tại hơn 100 năm đến nay, trường vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính ngày xưa. Trường mang đậm kiến trúc đặc trưng của Pháp, màu sắc chủ đạo là màu đỏ sậm. Hoa văn trang trí mang phong cách châu Âu. Bạn cũng có thể tham quan một số điểm du lịch khác nổi tiếng của Huế như Thánh Văn Miếu (cách Chùa Thiên Mụ 750m), chùa Từ Đàm và Ga Huế (ngay trong trung tâm thành phố). Đây đều là điểm du lịch sở hữu những công trình kiến trúc độc đáo không nên bỏ qua. Đại Thành Môn – Văn Thánh Huế Huế dịu dàng, nhẹ nhàng, thân thiện và mang đậm nét văn hóa, lịch sử, tâm hồn Việt. Đi trong lòng Huế, ta như được sống lại thời gian hào hùng một thời của triều đại nhà Nguyễn mà càng thấy thương yêu hơn đất nước con người Việt. Hãy lên kế hoạch và trải nghiệm du lịch đến Huế để cảm thấy cuộc sống này còn nhiều điều hấp dẫn, thú vị đến nhường nào. Theo danviet