Mong muốn được tìm về tuổi thơ quê nhà, người trẻ Sài Gòn thích thú tìm đến đêm diễn của đoàn lô tô Sài Gòn Tân Thời ở trung tâm Sài Gòn. “Cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam – Kỳ 3: Qua đường phận “đào” lô tô “Lô tô show – Gánh hát ngàn hoa” – Nét hấp dẫn quen thuộc của ký ức lên sóng truyền hình Không biết từ khi nào, những gánh lô tô có mặt và đã đi vào ký ức của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Cái tuổi thơ ngày đó, ai ai cũng từng háo hức đứng ngồi không yên mỗi khi nghe tin có đoàn lô tô về, chạy lon ton quanh những khi bạt đèn màu, năn nỉ ỉ ôi xin cha mẹ dăm đồng bạc lẻ để tối tối cùng chúng bạn “đi quẩy” với những bài hát nghe sao mà điệu nghệ. Những chiếc vé xanh rao bán, vòng quay số tròn đều xen lẫn những câu hò, câu ca: Con số gì ra, con số gì ra, cờ ra con mấy,… được các chị đào bo tròn vần điệu, cứ như thế tự nhiên đi sâu vào ký ức miền quê của thế hệ 7X, 8X, đầu 9X. Rất nhiều chị đào đã cùng nhau góp mặt tại buổi diễn lô tô Sài Gòn Tân Thời. Đêm vui cho những người trẻ tìm về tuổi thơ: “Con số gì ra, con số gì ra, cờ ra con mấy…” Dọn lên Sài Gòn đi học, đi làm, những người con xa quê ngày ngày miệt mài với bao bộn bề cuộc sống. Được dịp rảnh rang lại hú nhau, ngồi nhớ đau đáu tuổi thơ chăn trâu thả diều và… cả những câu hát lô tô tự thuở xíu xiu vẫn hằn sâu trong tâm thức cho đến tận bây giờ. Giữa Sài Gòn phố thị náo nhiệt cùng dòng nhạc trẻ thị trường hiện đại, hiếm khi con người ta mới có dịp sống lại trong không khí âm nhạc miền quê mê hoặc tuổi thơ, cùng chị đào vui vẻ cười bên tấm vé xanh đỏ ngày nào. Đoàn Sài Gòn Lô Tô Tân Thời với hơn 18 “nghệ sĩ” đã tổ chức buổi biểu diễn đặc biệt và hoàn toàn miễn phí tại trung tâm thành phố Sài Gòn, như chuyến đò chở người trẻ xa quê trở về tuổi thơ như thế. Các chị đào diện áo dài tân thời, vừa phục vụ văn nghệ vừa bán vé lô tô. Theo chia sẻ từ chị đào Lộ Lộ (Trường đoàn Lô tô Tân thời): “Đoàn tổ chức chuyến biểu diễn là để mong mang niềm vui cho người Sài Gòn, tạo cơ hội cho mọi người sống trọn vẹn lại ký ức tuổi thơ ngày nào”. Anh Quân (quê Long An) tâm sự rằng: “Sau khi nghe tin có đoàn lô tô diễn, anh liền hẹn lũ bạn đang sống Sài Gòn, hồi xưa hay đi nghe hát lô tô ở dưới quê đi chung. Bạn bè anh ai cũng hào hứng muốn đi vì lâu lắm rồi mới có dịp, ai cũng thèm lắm cái cảm giác vừa ngồi nghe hát, vừa chăm chú dò tờ vé xanh đỏ trên tay xem có trúng hay không…”. Đoàn lô tô biểu diễn hoàn toàn miễn phí, thu hút đông đảo bạn trẻ Sài Gòn. Chăm chú nghe hát, tìm số. Mỗi tờ vé dò như một chiếc vé đưa người trẻ Sài Gòn trở về với tuổi thơ. Sống trong khoảnh khắc được quên hết bộn bề thường nhật, tìm về nghe câu hát ầu ơ vần điệu Còn Chị Hoa (31 tuổi, quê ở Tiền Giang), hiện đang là nhân viên kế toán chia sẻ: “Hồi nhỏ thích ba cái lô tô này lắm, cứ chạy đi chơi suốt. Giờ lên đây lâu lắm rồi mới nghe có đoàn lô tô diễn ở Sài Gòn, chị phải đưa con đi nghe liền cho bớt nhớ. Cho mấy đứa con nó biết lô tô là như nào, vừa đổi không khí cho tụ nhỏ vừa nhớ lại tuổi thơ của mình”. Thế đấy ký ức văng vẳng câu hát “gì ra con mấy, con mấy gì ra” và những câu chuyện, những bài học ẩn sâu trong mỗi bài hát lô tô chân chất, nhẹ nhàng lại lần nữa sống lại trong lòng người Sài Gòn. Người lớn được dịp nhớ về cái thời xưa xưa lon ton theo đoàn lô tô ấy, còn tụi trẻ con lại mắt xoa tròn vì lần đầu được chiêm ngưỡng mấy chị đào, “zui tánh dễ sợ”. Bên cạnh đó, những chiếc áo dài được các “nghệ sĩ” cách tân theo xu thế “cô ba Sài Gòn” đang thịnh hành, dáng người thanh mảnh cùng giọng nói có đôi chút là lạ, ngồ ngộ cũng khiến những người lần đầu được tiếp xúc với không gian lô tô cảm thấy thích thú, khoan khoái. Nhiều khán giả nhí cũng phấn khởi thích thú khi lần đầu tiên được ba mẹ dẫn đến chơi lô tô Lô tô Tân Thời ở Sài Gòn đã gợi lại bao ký ức xưa cũ về vùng quê như thế đó. Nỗi lòng của các chị đào khi lô tô dần mai một: Đi diễn vì đam mê thôi chứ không sống được bằng cái nghề này. Khoảng 10 năm về trước, thời kỳ hoàng kim nhất với đoàn lô tô chạy dọc đất nước xuyên suốt tháng ngày. Những chị đào đêm đêm vẫn đốt mình trong những bản nhạc kêu cờ và tiếng hò reo của quần chúng khán giả, đa phần là nông dân và con nít. Cái thời đó, vé lô tô chỉ tầm 1.000 đồng, 2.000 đồng, nhưng người ta cứ yêu lấy yêu để loại hình nghệ thuận giản đơn này. Bởi ở ven vùng quê nghèo, ánh sáng đèn và tiếng hát trong mỗi đoàn lô tô như thể thứ phép màu diệu kỳ, xua đi ngày dài làm việc vất vả trên đồng của người nông dân. Những chị đào luôn cháy hết mình trong mỗi đêm diễn. Các chị túc trực bán vé cho người xem Sài Gòn. Nhưng rồi dần dần, thị hiếu âm nhạc thay đổi, các điểm vui chơi giải trí trở nên phong phú và thu hút hơn, các đoàn lô tô truyền thống phải bớt hoặc thậm chí ngưng hoạt động cho dù muốn hay không. Cứ thế, đoàn lô tô giảm đi ít nhiều theo thời gian. Đến bây giờ, buổi diễn trong năm chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Các cô đào tâm sự rằng: Để duy trì đoàn, họ chấp nhận với mức lương èo ọt, cốt cũng chỉ vì giữ đam mê cầm ca tiếng hát, mua vui cho mọi người. Chị Mậu Đàn, một “ca sĩ” trong đoàn lô tô Sài Gòn Tân Thời cho hay: “Hiện nay tụi chị đi diễn rất ít, đi diễn vì đam mê thôi chứ cũng không sống được bằng cái nghề hát lô tô này. Thường thì ai cũng có thêm một công việc khác để tăng thêm thu nhập, bữa nào được gọi đi diễn thì mừng lắm, vui lắm, khán giả cũng nhiệt tình nữa”. Nếu không được thay đổi và phát triển, sau này, những gánh lô tô chỉ còn là kỉ niệm thời thơ ấu nơi quên nhà chẳng thể nào quên mỗi khi nhớ về mà thôi. Màn hoá trang và biểu diễn đầy tâm huyết dành riêng cho người Sài Gòn. “Hiện nay tụi chị đi diễn rất ít, đi diễn vì đam mê thôi chứ cũng không sống được bằng cái nghề hát lô tô này. Những chiếc vé, những quả trứng vàng có số, những câu hát lô tô sẽ chỉ còn là ký ức khi ngày bị mai một dần Theo saostar