“Ông Chuột” ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ “tuổi thơ” cho tụi con nít


Ở tuổi 75, đáng ra ông Chuột phải ở nhà để con cháu phụng dưỡng. Thế nhưng hàng ngày ông vẫn ngồi bên vỉa hè để bán từng món đồ chơi dân gian cho tụi trẻ nhỏ. Cũng vì lỡ thương con nít nên ông chẳng bao giờ thấy mệt mỏi.

Ông lão bán bánh bò bông độc nhất Sài Gòn

Sài Gòn dễ thương với ông lão ve chai vừa đạp xe vừa nghêu ngao hát ‘Xuân ơi xuân đã về’

Trẻ em ngày nay đa số không còn mặn mà với những món đồ chơi dân gian được làm thủ công, bởi trên thị trường có rất nhiều loại đồ chơi ngoại nhập mẫu mã đẹp và công nghệ hiện đại để lựa chọn. Quy luật của thời cuộc là vậy, những cái mới sẽ dần dần thay thế cái cũ. Chúng ta dù muốn hay không cũng khó có thể làm trái.

Ông Chuột ngày ngày bán những món đồ chơi dân gian giữa lòng thành phố.

Ông Chuột ngày ngày bán những món đồ chơi dân gian giữa lòng thành phố.

Ông Chuột ở nhà thờ Đức Bà – người lưu giữ ký ức tuổi thơ

Giữa trung tâm thành phố, nơi nhịp sống hối hả nhất, náo nhiệt nhất, ông Chuột vẫn lặng lẽ ngồi đó, ngày qua ngày, bán những món đồ chơi thủ công do chính ông làm ra. Ông Chuột tên thật là Nguyễn Kim Hạnh (75 tuổi). Khi được hỏi về cái tên thú vị mà mọi người đặt cho mình ông kể:

“Trước tui làm đủ nghề từ dịch thuật tiếng Anh, tiếng Pháp, rồi làm hướng dẫn viên du lịch… nhưng do gia đình gặp biến cố nên chuyển sang đi bán bong bóng dạo. Hôm nọ tui thấy người ta bán mấy con rắn giấy rất hay, nên về học làm rồi đem đi bán. Từ con rắn giấy tui sáng tạo thêm con chuột để bán. Mọi người thích những con chuột do tôi làm ra nên gọi tôi là ông Chuột”.

"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 2.

Những rắn giấy được gắn con lăn bằng đất sét ở bên dưới, di chuyển bằng cách kéo sợi dây chỉ được cuộn tròn quanh con lăn tạo ra những chuyển động rất thú vị. Đây là một món đồ chơi có tuổi đời rất lâu ở Việt Nam.

Những rắn giấy được gắn con lăn bằng đất sét ở bên dưới, di chuyển bằng cách kéo sợi dây chỉ được cuộn tròn quanh con lăn tạo ra những chuyển động rất thú vị. Đây là một món đồ chơi có tuổi đời rất lâu ở Việt Nam.

Ông Chuột sáng tạo thêm nhiều hình dạng khác nhau cho món đồ chơi.

Ông Chuột sáng tạo thêm nhiều hình dạng khác nhau cho món đồ chơi.

Những người bán hàng ở nhà thờ đều rất ngưỡng mộ ông Chuột, họ bảo: “Tay ổng tật nguyền mà làm mấy thứ đồ chơi khéo léo lắm đó”. Hồi còn trẻ, sau một lần bị sốt, hai bàn tay của ông Chuột bị co rút lại, không thể hoạt động như người bình thường. Ấy vậy mà điều đó đâu làm ông chùn bước.

Càng khó khăn ông lại càng cố gắng, ban đầu tập làm còn hư lên hư xuống nhưng đến bây giờ đã gắn bó 27 năm với nghề, ông Chuột đã thành thạo các công đoạn. Từ nhồi đất sét để làm con lăn, cắt tạo hình con thú, vẽ trang trí… ông đều tự tay làm. Duy chỉ có công đoạn xếp con rắn thì phải nhờ vợ làm giúp vì tay ông không thể xếp giấy được.

"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 4.

"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 4.

"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 4.

"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 4.

"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 4.

Trót thương con nít biết sao bây giờ?

Cứ khoảng 4h chiều mỗi ngày ông Chuột lại chạy xe từ nhà ra khu nhà thờ Đức Bà để bán, đến tối thì ông di chuyển sang phố đi bộ rồi bán tới khuya. Nhiều lần con cái khuyên ông nghỉ ở nhà, vì thật ra nhà ông Chuột không phải khó khăn. Các con của ông đều ổn định và có khả năng chăm lo cho bố mẹ. Nhưng ông Chuột nhất quyết không nghỉ bán, vì ông nghĩ vẫn còn sức khoẻ thì không nên dựa dẫm vào con cái.

"Tiệm" đồ chơi của ông Chuột đơn sơ chỉ là một cái mâm nhỏ kê trên cái rổ nhựa.

“Tiệm” đồ chơi của ông Chuột đơn sơ chỉ là một cái mâm nhỏ kê trên cái rổ nhựa.

Những rắn giấy được gắn con lăn bằng đất sét ở bên dưới, di chuyển bằng cách kéo sợi dây chỉ được cuộn tròn quanh con lăn tạo ra những chuyển động rất thú vị. Đây là một món đồ chơi có tuổi đời rất lâu ở Việt Nam.

Những rắn giấy được gắn con lăn bằng đất sét ở bên dưới, di chuyển bằng cách kéo sợi dây chỉ được cuộn tròn quanh con lăn tạo ra những chuyển động rất thú vị. Đây là một món đồ chơi có tuổi đời rất lâu ở Việt Nam.

Bắt đầu bán ở Chợ Lớn từ năm 1990, sau này ông Chuột chuyển sang bán ở nhà thờ Đức Bà vì ở đây nhiều khách du lịch và trẻ con hơn. Cứ mỗi năm ông Chuột lại sáng tạo thêm một con vật mới dựa trên nguyên lý hoạt động của món đồ chơi đã có tuổi đời gần trăm năm. Năm con gà thì ông tạo hình con gà, năm con mèo thì ông làm con mèo, đủ các thể loại con vật để chiều lòng trẻ con.

Ông Chuột ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ tuổi thơ cho tụi con nít - Ảnh 3.

Ông Chuột sáng tạo thêm nhiều hình dạng khác nhau cho món đồ chơi.

Những người bán hàng ở nhà thờ đều rất ngưỡng mộ ông Chuột, họ bảo: “Tay ổng tật nguyền mà làm mấy thứ đồ chơi khéo léo lắm đó”. Hồi còn trẻ, sau một lần bị sốt, hai bàn tay của ông Chuột bị co rút lại, không thể hoạt động như người bình thường. Ấy vậy mà điều đó đâu làm ông chùn bước. Càng khó khăn ông lại càng cố gắng, ban đầu tập làm còn hư lên hư xuống nhưng đến bây giờ đã gắn bó 27 năm với nghề, ông Chuột đã thành thạo các công đoạn. Từ nhồi đất sét để làm con lăn, cắt tạo hình con thú, vẽ trang trí… ông đều tự tay làm. Duy chỉ có công đoạn xếp con rắn thì phải nhờ vợ làm giúp vì tay ông không thể xếp giấy được.

"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 4.
"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 4.
"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 4.
"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 4.

Trót thương con nít biết sao bây giờ?

Cứ khoảng 4h chiều mỗi ngày ông Chuột lại chạy xe từ nhà ra khu nhà thờ Đức Bà để bán, đến tối thì ông di chuyển sang phố đi bộ rồi bán tới khuya. Nhiều lần con cái khuyên ông nghỉ ở nhà, vì thật ra nhà ông Chuột không phải khó khăn. Các con của ông đều ổn định và có khả năng chăm lo cho bố mẹ. Nhưng ông Chuột nhất quyết không nghỉ bán, vì ông nghĩ vẫn còn sức khoẻ thì không nên dựa dẫm vào con cái.

"Tiệm" đồ chơi của ông Chuột đơn sơ chỉ là một cái mâm nhỏ kê trên cái rổ nhựa.

“Tiệm” đồ chơi của ông Chuột đơn sơ chỉ là một cái mâm nhỏ kê trên cái rổ nhựa.

“Tui đi làm như vầy vừa được nói chuyện với người này người nọ, vừa được đi đó đi đây. Tinh thần thoải mái, sức khoẻ cũng tốt hơn là cứ ru rú ở nhà coi ti vi” – ông Chuột cười hì hì.

Thật ra có một lý do lớn hơn luôn giữ chân ông Chuột với công việc này, đó là tình yêu trẻ con. Ông bảo chỉ cần thấy tụi nhỏ chơi những món đồ chơi do mình tạo ra là đã cảm thấy vui lắm. Mang tiếng là buôn bán, nhưng nếu mấy em nhỏ thích chơi ông Chuột đều cho các em mượn chơi. Nhiều lần các em nghịch ngợm làm hư đồ chơi, nhưng ông Chuột không hề la mắng hay khó chịu. Ông kiên nhẫn ngồi sửa lại chứ không bắt phụ huynh phải đền tiền. Ông cười: “Con nít mà đứa nào cũng hiếu động, phải thương tụi nó mới làm cái nghề này được”.

"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 6.

"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 6.

"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 6.

"Ông Chuột" ở Nhà thờ Đức Bà: Người dành cả phần đời còn lại để lưu giữ "tuổi thơ" cho tụi con nít - Ảnh 6.

Dù có nhiều món đồ chơi hiện đại khác, nhưng các em nhỏ vẫn rất thích thú với những món đồ chơi của ông Chuột làm.

Dù có nhiều món đồ chơi hiện đại khác, nhưng các em nhỏ vẫn rất thích thú với những món đồ chơi của ông Chuột làm.

Ông Chuột thương con nít, thương luôn cả những món đồ chơi dân gian đang ngày một lụi tàn với thời cuộc. Cũng nhờ vậy mà ông trẻ hoài, khoẻ hoài để ngày ngày lại tiếp tục lưu giữ những điều tốt đẹp giữa lòng thành phố.

Chẳng có thứ gì có thể đi ngược lại với quy luật thời gian, nhưng người ta sẽ còn nhớ mãi một ông Chuột đáng mến ở nhà thờ Đức Bà ngày đó.

Chẳng ai có thể đi ngược lại với quy luật thời gian.

Chẳng ai có thể đi ngược lại với quy luật thời gian.

Theo kenh14.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: