Nơi đây được gọi là Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập, thuộc huyện Mộc Hóa. Đường đi rất dễ. Có 2 hướng đi tới Làng nổi Tân Lập: 1. Từ TP.HCM đi theo quốc lộ 1A qua Tân An (Long An) đoạn đường tránh vào TP Tân An đến ngã tư thấy cái bảng hướng dẫn đi Mộc Hóa chạy thẳng theo đó khoảng 62km là tới làng nổi Tân Lập. 2. Từ TP.HCM ( đoạn ngay chỗ trung tâm thị trấn Củ chi) chạy về theo hướng H.Bến Lức một đường thẳng khoảng 70km, gặp ngã 3 hết đường quẹo phải khoảng 35km là tới.< Đến nơi, bạn trả khoảng 120.000 đồng cho một chuyến xuồng vào rừng. Có hai lựa chọn là xuồng chèo và vỏ lãi. Xuồng xuôi dòng theo Rạch Rừng đi qua những trảng sen, trảng súng trước khi đến bến cạnh một tháp canh cao gần 40 mét. Rạch có rất nhiều cá nên chim cò, cồng cộc… tụ về đây rất nhiều để tìm thức ăn. Trên đường đi, người chèo xuồng kiêm luôn hướng dẫn, giải thích tận tình, tỉ mỉ về địa danh cũng như căn dặn việc bảo vệ môi trường, tránh làm tổn thương hệ sinh thái. Đến làng nổi Tân Lập đừng bỏ qua Xẻo Quýt – khu di tích lịch sử sinh thái rừng Tràm. Khu căn cứ Xẻo Quýt rộng khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh, thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, cách thị xã Cao Lãnh hơn 30 km. Để đến Xẻo Quýt bạn có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy. Thông thường, du khách đi qua ngã ba An Hữu thuộc huyện Cái Bè (Tiền Giang) đến cầu Long Hiệp, rồi từ đó đón đò đi Xẻo Quýt, hoặc có thể đi đường bộ từ quốc lộ 1 rồi rẽ vào quốc lộ 30, đến thẳng Xẻo Quýt. Toàn cảnh rừng Tràm Rừng tràm lớn đến mức, người ta đã cho xây hẳn một tháp canh cao 38m và nhiệm vụ của bạn chỉ là: Chịu khó leo gần mười tầng cầu thang, rồi phóng tầm mắt ra một dải xanh ngát không lồ, hít lấy hít để mùi hương tràm thơm mát cùng những ngọn gió mùa hè. Đúng nghĩa “hòa cùng thiên nhiên”. Tháp canh cao 38m lọt thỏm giữa rừng tràm. Và lúc ấy, con đường độc đáo trong rừng tràm hiện ra. Đó là một cây cầu bằng xi măng, được xây dựng xuyên rừng, để du khách có thể tham quan. Trên đường đi, hai bên là vùng đầm lầy với vô số tràm cùng các loài thực vật khác đang sinh sôi nảy nở. Vào mùa nước nổi, bạn không thể đi trên con đường này vì nước sẽ ngập qua cầu. Con đường nhỏ lấp ló trong rừng Hai bên là hai hàng cây cao ngút tầm mắt, tạo thành một khung cảnh hun hút, lãng mạn và thanh cảnh vô cùng. Với chiều dài 5km cùng vô số nhánh rẽ dẫn tới nhiều khu vực khác nhau của rừng, bạn bắt buộc phải đi theo người hướng dẫn nếu không muốn lạc đường. Xuồng tham quan sẽ đón bạn ở một trong các ngã rẽ để tiếp tục hành trình của mình Thăm Xẻo Quýt vào mùa khô, bạn sẽ len lỏi theo những con đường mòn ngoằn ngoèo dưới tán tràm mát rượi, nếu mỏi chân có thể mắc võng, ngả lưng ngắm nhìn cây lá. Mùa nước lên, trên chiếc xuồng ba lá, những cô du kích áo bà ba đen, khăn rằn, nón tai bèo đưa bạn luồn lách qua những con rạch nhỏ hoang sơ để vào những di tích nằm khuất trong rừng tràm mênh mông. Tiếng nước róc rách, cá quẫy và chim hót trên những hàng cây cao vút, xanh rì, bao phủ bởi lớp dây leo mềm mại đem lại những giây phút thư thái, bình yên. Đến đây bạn sẽ cảm nhận ngay một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, gió mát trong lành nằm giữa vùng đất trũng với nhiều loại cây : tràm, gáo, sậy, trâm bầu, sen, súng… Khi xưa, nơi này hoang vu cỏ dại, kênh rạch chằng chịt, lau sậy mịt mùng nên từ năm 1960-1975 đã được Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) chọn làm căn cứ chiến lược để lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Lá tràm khô rơi ngập lối đi, che khuất đám rêu xanh Nắng ngập trên đầu, xen qua những tán lá, không gây nóng và khó chịu. Sau đó, bạn sẽ được tham quan vùng đầm lầy với đầm sen. Khu đầm lầy tràn ngập lục bình, bèo dạt. Lác đác những bông hoa súng. Ngoài ra, môi trường sinh thái ở đây hết sức đa dạng với hơn 170 loài thực vật và 200 loài động vật hoang dã, trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như trăn mốc, rắn hổ trâu, rái cá, rùa hộp… Vì vậy mà người ta gọi Xẻo Quýt là Đồng Tháp Mười thu nhỏ cũng không sai. Làng nổi Tân Lập khá yên tĩnh, thích hợp cho nghỉ dưỡng, trải nghiệm cuộc sống gần gũi với thiên nhiên hoang dã và giáo dục cho trẻ con biết yêu quý thiên nhiên, ý thức bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước còn sót lại. Dịch vụ lưu trú chưa được khai thác nên bạn có thể mang theo lều trại để nghỉ lại tại khu du lịch hoặc ở nhà nghỉ, khách sạn tại thị xã Kiến Tường, cách đó khoảng 5km. Giá cả ở đây khá bình dân. Bình quân mỗi người nghỉ đêm chỉ khoảng 50.000 – 60.000 đồng, phòng có máy lạnh và nước nóng. Người dân còn giữ nét quê chân chất, rất nhiệt tình và hiếu khách. Nguồn: http://travel.foody.vn/