Giồng Trôm – cái tên nghe lạ nhưng là một huyện nổi tiếng của tỉnh Bến Tre với những trang sử hào hùng trong quá trình xây dựng và phát triển. Con người Giồng Trôm chân chất, thật thà nhưng lại kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đem lại hòa bình cho vùng quê yêu thương ấy. Thế nhưng, không phải ai cũng biết về những năm tháng gian khổ, hy sinh đó. Tháng 3 về Bến Tre ngắm Bạch Mai 300 tuổi trổ bông Một ngày “quậy tưng bừng” khu du lịch sinh thái mới nổi ở Bến Tre Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre, Giồng Trôm nằm khoảng giữa cù lao Bảo, có ranh giới chung sông Ba Lai, Bình Đại, sông Hàm Luông – Mỏ Cày Nam và giáp ranh Ba Tri, thành phố Bến Tre, Châu Thành. Địa danh Giồng Trôm được cấu tạo theo đặc điểm của đất cộng với tên thực vật – một con giồng có cây trôm mọc – giống như sự cấu tạo các địa danh Giồng Tre, Giồng Mít, Giồng Dứa. Như vậy, tên Giồng Trôm xuất hiện trên đất xứ dừa Bến Tre đã từ lâu. Có thời kỳ Giồng Trôm từng mang tên là quận Tán Kế, để ghi nhớ tên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vùng Ba Châu. Do vậy, cũng có thể coi huyện Tán Kế là tiền thân của huyện Giồng Trôm sau này. Giồng Trôm là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử trong hai thời kỳ kháng chiến, là nơi sản sinh nhiều vị tướng lĩnh danh tiếng như: tướng Đồng Văn Cống, Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đại tướng Lê Văn Dũng, tướng Võ Viết Thanh, tướng Nguyễn Hữu Vị, tướng Trần Minh Tích, tướng Trần Văn Nhiên, tướng Võ Khắc Sương, tướng Nguyễn Văn Ngai, tướng Nguyễn Hoàng, tướng Hồ Quốc Việt… Khu di tích lịch sử nữ tướng Nguyễn Thị Định, ảnh: @anzidd21252. Đặc biệt, vùng đất này còn là một nơi lưu giữ những tài sản tinh thần liên quan đến nhà thơ Phan Văn Trị và là nơi đã nuôi, che chở cho đồng chí cố Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn trong thời gian hoạt động cách mạng (11/1955 – 3/1956). Theo Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bến Tre, so với các huyện khác trong tỉnh như Ba Tri, Mỏ Cày, Châu Thành, huyện Giồng Trôm ra đời muộn hơn, cùng thời với huyện Bình Đại. Tháng 6/1956, cùng với chủ trương đổi tên tỉnh Bến Tre thành tỉnh Kiến Hòa, chính quyền Sài Gòn chia lại địa giới quận và lập thêm một số quận mới, trong đó có quận Giồng Trôm. Về phía cách mạng, để tiện việc chỉ đạo, ứng phó kịp thời với chủ trương của địch, giữa năm 1959, Tỉnh ủy Bến Tre ra quyết định lập huyện Giồng Trôm. Nói đến lịch sử của Giồng Trôm cũng có nghĩa là nói đến lịch sử của Ba Tri và Châu Thành cộng lại, từ việc khai phá đất đai, lập ấp, lập làng đến phong trào chống xâm lược từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất Bến Tre (1867), cũng như trong Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ sau này. Ngay từ năm 1861, Giồng Trôm đã góp cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm buổi đầu người con ưu tú của mình Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng. Nơi thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, ảnh: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bến Tre Phẩm chất của nhân dân Giồng Trôm bộc lộ đầy đủ nhất là trong hai cuộc Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những cuộc thảm sát đẫm máu ở Cầu Hòa, Tân Hào Đông, Long Mỹ, Bình Hòa, Thạnh Phú Đông, Lương Hòa của thời Léon Leroy trong kháng chiến chống Pháp, cũng như việc lê máy chém đi khắp nơi trong các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” cùng những hành động tra khảo, giết chóc man rợ của đám “công an Ngô Quyền” thời Ngô Đình Diệm đã không làm cho người dân ở đây nhụt chí, xa rời cách mạng. Do vị trí đặc biệt của Giồng Trôm đối với chiến trường tỉnh Bến Tre, mảnh đất này đã hứng chịu gần như tất cả những hậu quả của cuộc thí nghiệm về chiến lược và chiến thuật, chính sách bao vây, phong tỏa đến chiến tranh hủy diệt sự sống bằng pháo đài hay B.52 và chất độc hóa học. Ngay trong những thời điểm gay go nhất, trước sức đánh phá khốc liệt, Giồng Trôm vẫn là nơi đặt căn cứ của tỉnh, của một số huyện bạn. Những địa danh như cù lao Lá (Châu Bình), cù lao Dung (Châu Hòa), Thuận Điền, Hiệp Hưng… đã đi vào lịch sử của huyện, của tỉnh, không những được nhiều người biết đến trong thời kỳ Kháng chiến chống Pháp, mà còn là căn cứ địa vững chắc của thời chống Mỹ. Bằng cái giá máu xương của cán bộ và nhân dân, người Giồng Trôm cũng là minh chứng cho truyền thống yêu nước, bất khuất của ông cha đã được thế hệ con cháu kế thừa một cách đáng tự hào. Cảnh đẹp Giồng Trôm, ảnh: @queeny-han. Sau ngày 30/4/1975, quê hương sạch bóng giặc, người dân Giồng Trôm bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại cuộc sống. Ngày nay, huyện Giồng Trôm gồm có một thị trấn và 21 xã: Mỹ Thạnh, Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình, Lương Quới, Lương Phú, Bình Thành, Bình Hòa, Tân Thanh, Tân Hào, Tân Lợi Thạnh, Long Mỹ, Thuận Điền, Thạnh Phú Đông, Phước Long, Sơn Phú, Hưng Long, Hưng Lễ, Hưng Nhượng, Lương Hòa. Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 13/1/2013, đi trên đất Giồng Trôm mới cảm nhận hết sự đổi thay trên vùng đất anh hùng một thời đạn bom, khói lửa. Đường đi đã khá thuận lợi bởi không còn cảnh lụy phà Rạch Miễu như trước đây, thay vào đó là chiếc cầu kiên cố, cao sừng sững đang mênh mông trong bốn bề gió lộng. Giồng Trôm mang đậm nét đặc trưng của xứ Dừa, ảnh: @lydiiaaa. Nhiều du khách về thăm Bến Tre đều có chung nhận xét: Đến đây mà không biết đất và người Giồng Trôm quả là một thiếu sót và thiệt thòi lớn bởi vùng đất linh thiêng huyền thoại này đang ẩn chứa biết bao câu chuyện lạ thường. Con đường từ TP Bến Tre xuôi về huyện Giồng Trôm lồng lộng gió từ biển Ba Tri thổi về. Dòng xe các loại cứ nối đuôi nhau. Hai bên đường bát ngát dừa xanh tạo khoảng xám âm âm lấp loáng ngan ngát mùi dầu dừa từ các cơ sở chế biến. Đến Giồng Trôm, các bạn còn được hiểu thêm về câu tục ngữ dân gian “Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc”, hai làng nghề truyền thống này xuất hiện cả trăm năm nay, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Chúng tôi còn được chiêu đãi bữa cơm đặc biệt với ba món ăn đặc sản Giồng Trôm là mắm còng trộn khóm, tép rang dừa và cháo sò. Tôm rang dừa thơm ngon nổi tiếng Giồng Trôm, ảnh minh họa Giồng Trôm còn là điểm lý tưởng để rất nhiều nhà làm phim, các đoàn nghệ thuật chọn cảnh quay bởi sự hiền hòa, chân chất mang đậm nét thiên nhiên chưa mai một. Dòng sông hiền hòa với những chiếc thuyền trở đầy dừa, ảnh: @travelismelivinglife Không kỳ thú sao được với những con sông rất đẹp và nên thơ uốn khúc dưới những rặng dừa xanh ngan ngát. Không lý tưởng sao được trong không khí man mác, nét uy nghiêm cổ kính của những di tích lịch sử còn là những công trình mới mọc lên nhưng vẫn mang nét riêng biệt của xứ Dừa, Bến Tre. Hiện nay, Giồng Trôm là huyện có thế mạnh của một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Theo tin3mien