Đừng tính chuyện thay đổi thế giới, chỉ cần vứt rác đúng chỗ từ hôm nay


Gần đây, cộng đồng đang dậy sóng với những câu chuyện nghề xúc động của những công nhân vệ sinh. Họ là những con người thầm lặng đang ngày ngày làm việc để thành phố không chìm trong biển rác, nhưng đến khi họ được lên tiếng, người ta mới giật mình nhìn lại. Chúng ta vẫn hô hào kêu gọi bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu hay sự nóng lên của trái đất,… cần chi mấy điều vĩ mô xa xôi đó; 2018 rồi, có chăng điều đơn giản đầu tiên nên làm là hãy vứt rác đúng chỗ!

Người trẻ thể hiện trách nhiệm với cộng đồng

Mưu sinh bằng nghề nguy hiểm

rac-thai-cover

 

Đa phần chúng ta vẫn mang một tâm lý chung: môi trường ô nhiễm, khí hậu thay đổi thì liên quan gì đến bản thân, đến bữa cơm hàng ngày, đến tâm trạng vui buồn hôm đó? Suy nghĩ tự xem mình vô can ấy đã vô tình khiến mọi thứ đã tệ nay càng tệ hơn.

Cha chung không ai khóc, đường phố ô nhiễm đâu phải mình tôi mang họa, một cái vỏ kẹo xả ra chắc cũng không hề gì, hay mình tôi vứt rác đúng chỗ thì cũng thay đổi được gì đâu… Cứ thế, người ta ít tự giác hơn, ít mang tâm lý trách nhiệm hơn, rác nhà tôi tôi quét, còn lại đó là việc của xã hội.

Trong khi cả thế giới đang vận hành vì một cuộc sống xanh, trong khi công dân toàn cầu đã dần chuyển sang dùng túi giấy hay vật liệu dễ phân hủy thì Việt Nam vẫn trung thành với bao ny lông. Dạo một vòng các siêu thị và chợ, người người xách túi, nhà nhà xách túi, một người hai ba túi là chuyện bình thường. Vì sao, vì chúng tiện lợi, vì chúng bền chắc. Nhưng hãy thử tưởng tượng, số lượng túi ny lông khổng lồ này cần bao nhiêu lâu để phân hủy hoặc tái chế? Hiểu đơn giản, nếu bạn không vứt đi mà cứ giữ trong nhà, chẳng mấy chốc đống “rác” ấy sẽ nhấn chìm nhà bạn; đó cũng chính là cách chúng ta đang tự nhấn chìm môi trường sống của mình.

Việc dùng túi vải hay túi giấy thay thế mới chỉ là một trào lưu chớm nở, không ai bắt ép, không ai cấm cản, nên không chắc trào lưu này sẽ vận hành được bao lâu. Chai nhựa, ly nhựa, ống hút,… những vật dụng hàng ngày quen thuộc đến độ người ta quên mất chúng cũng sẽ gây hại ra sao, cứ thế vô tư sử dụng.

Hàng trăm cảnh báo đã được đưa ra mỗi ngày, ai cũng từng nghe, ai cũng biết nhưng chẳng ai để tâm. Vì trì hoãn một ngày cũng không sao, hậu quả chưa đến ngay được. Cứ thế, ý thức bị trì hoãn, vấn đề bị trì hoãn còn hệ quả thì cứ tăng dần mức độ nghiêm trọng theo tỉ lệ thuận.

Theo thegioitre


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: