“Biệt thự mì cay” giữa phố xá Sài Gòn


 Đường Trần Bình Trọng, Q.5, được nhiều người biết đến như một tuyến đường “né” kẹt xe khi di chuyển từ các quận trung tâm ra đại lộ Võ Văn Kiệt. Giờ đây, trên tuyến đường ấy có thêm một điểm nhấn lạ, “biệt thự mì cay” của chàng diễn viên trẻ Quốc Trường.

Thử thách khả năng ăn cay của bạn tại quán Mì Cay Naga

Thưởng thức bánh mì thịt nướng ngon nhất thế giới tại Sài Gòn

Điểm nhấn lạ cho phố quen

Đường Trần Bình Trọng (Q.5, TPHCM) song song với đường Nguyễn Văn Cừ, thuộc vị trí “rìa” quận 5 nhưng lại rất gần 2 quận sầm uất bậc nhất Sài Gòn là quận 1 và quận 10. Khi nhắc đến tên tuyến đường nhỏ nhắn này thì người dân thành phố hầu ai cũng biết tiếng và nhớ rằng mình đã vài lần ghé qua.

Riêng chàng diễn viên điển trai Quốc Trường thì chia sẻ, vị trí khá gần trung tâm thành phố như thế của tuyến đường chính là lý do mà khi chọn mặt bằng mở quán mì cay, anh đã tìm đến tuyến đường này.

Diễn viên Quốc Trường tận tình bê các tô mì cho thực khách Ảnh: MT

Diễn viên Quốc Trường tận tình bê các tô mì cho thực khách Ảnh: MT

Bên cạnh đó, theo Quốc Trường thì món mì cay có sức hút rất lớn với số đông các bạn trẻ là học sinh, sinh viên. Trong khi tuyến đường Trần Bình Trọng lại rất gần với 2 ngôi trường đại học lớn là ĐH Sài Gòn và ĐH Sư phạm TPHCM.

Chưa hết, ở số 81 của con đường này – rất gần số 121, nơi Quốc Trường tìm được một căn biệt thự để làm mặt bằng mở quán mì cay – lại là địa chỉ của trường Cao đẳng Kinh tế – Đối ngoại TPHCM. “Địa lợi” như thế nên Quốc Trường nhanh chóng gật đầu đồng ý thuê nguyên một căn biệt thự với giá 100 triệu đồng/tháng chỉ để kinh doanh mì cay.

Ban đầu, khi mới tìm đến số địa chỉ 121 đường Trần Bình Trọng, tôi cứ ngỡ mình tới nhầm địa chỉ. Bởi trước mắt tôi là căn biệt thự cao lớn, rộng rãi với tông màu trắng sáng vô cùng sang trọng. Khi định thần lại thì tôi thấy rõ một bảng hiệu lớn chắn ngang giới thiệu đây là cửa hàng mì cay Sasin 7 cấp độ Hàn Quốc.

Dù vậy, tôi vẫn lẩm bẩm tự hỏi: “Sao Quốc Trường lại phải thuê nguyên căn biệt thự to đùng như thế chỉ để kinh doanh mì cay, có lãng phí quá không?”.

Rất đúng giờ hẹn, Quốc Trường ra cổng đón tôi với nụ cười tươi rói trên môi. Trường giới thiệu đây chính là nơi anh mới thuê để kinh doanh và cũng là nơi anh lui tới làm việc được hơn 3 tháng. Nói rồi Trường dẫn tôi lên lầu 1, lầu 2, tới lầu 3 mới là phòng làm việc của anh.

Bên ngoài căn biệt thự bán mì cay Sasin Ảnh: MT

Bên ngoài căn biệt thự bán mì cay Sasin Ảnh: MT

Lúc đi qua các tầng lầu, tôi mới dần tự trả lời được câu hỏi của chính mình ban nãy, rằng Trường đã không hề lãng phí căn biệt thự này. Bởi ở mỗi tầng lầu dù có đến 2 phòng ăn đối diện nhau nhưng phòng nào cũng đang rất đông khách hàng quây quần bên tô mì bốc khói.

Rõ ràng, không gian của cả căn biệt thự đang được tận dụng để kinh doanh một cách tối đa. Không chỉ vậy, ở dưới tầng trệt cũng có vài nhóm khách hàng đang đứng chờ đến lượt mình được “order”.

Chốn đi về nên thơ

Chia sẻ về mối duyên đến với lĩnh vực kinh doanh mì cay, Quốc Trưởng kể anh có một một cậu bạn rất mê ẩm thực. Mỗi lúc cả nhóm bạn gặp nhau là cậu ấy lại trổ tài nấu nướng, chế biến và bày biện rất nhiều món ngon, lạ.

Đường Trần Bình Trọng đoạn gần trường Cao đẳng Kinh tế - Đối ngoại TPHCM rợp bóng cây

Đường Trần Bình Trọng đoạn gần trường Cao đẳng Kinh tế – Đối ngoại TPHCM rợp bóng cây

Thế rồi một lần, người bạn này đã rủ Quốc Trường: “Mày có tiền, còn tao mới chế được món mì cay rất đặc biệt. Tụi mình mở quán mì là chắc thắng”. Thời điểm ấy, Trường đang chạy tới 3 dự án phim cùng lúc nên anh cứ trì hoãn hết lần này tới lần khác.

“Thực tình tôi thấy nhiều anh chị nghệ sĩ làm kinh doanh thất bại, ảnh hưởng nhiều đến nghề diễn. Tôi nghĩ Tổ nghiệp có lẽ chỉ cho mỗi người một nghề nên không muốn bon chen”, Quốc Trường nói thêm về những băn khoăn của mình khi đó.

Nhưng rồi, vì bạn thuyết phục khá hợp lý nên Trường đã bỏ ra 500 triệu đồng để mở quán mì cay đầu tiên ở đường Trường Sa (Q.Phú Nhuận). Bất ngờ là khách đến ngày một đông, có lúc khách không còn chỗ gửi xe mà phải tấp vào lề đường đứng đợi.

Thấy việc kinh doanh quá tốt, lợi nhuận cao nên Trường cùng nhóm bạn họp lại, quyết định thành lập công ty. Việc nhượng quyền, mở thêm chi nhánh để khuếch trương thương hiệu Sasin cũng bắt đầu được tính tới.

Vì vậy mà chỉ sau hơn 1 năm, tính đến thời điểm giữa năm 2017 này thì trên cả nước đã có hơn 80 cơ sở kinh doanh mì cay mang thương hiệu Sasin. Từ vị trí một ông chủ quán nhỏ lẻ, Trường bất ngờ trở thành Tổng giám đốc thương hiệu Mì cay Sasin với quá nhiều công việc lạ lẫm và thú vị mà anh vốn không hề ngờ tới.

Quốc Trường dẫn tôi lại một góc căn phòng trên lầu 2, đó cũng là nơi có vài nhóm bạn trẻ đang vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả. Ở đây, với hướng nhìn qua ô cửa kính xuống đường Trần Bình Trọng thì tôi biết được vì sao các khách hàng trẻ tuổi lại tấp nập kéo nhau tìm đến ngồi thưởng thức món ăn ở “biệt thự mì cay” này.

Và cũng hiểu vì sao, đây là nơi Trường chọn là trụ sở làm việc mới của mình. Đơn giản là căn biệt thự này có “view” là cả một đoạn đường thẳng tắp, rợp bóng cây xà cừ xanh mướt vô cùng đẹp mắt.

“Cảm giác của khách hàng chắn chắn cũng sẽ thư thái, thoải mái hơn khi thưởng thức món ăn ở ngôi biệt thư như thế này thay vì phải ngồi ăn ở những quán xá chật chội, nóng bức bên tô mì cay vốn đã quá cay nồng”, Quốc Trường chia sẻ.

 

Theo baomoi


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: