Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người Sài Gòn


(2SaiGon) Với người Sài Gòn dù cho quanh năm thịt cá ê hề, cao lương mỹ vị không thiếu thì ba ngày tết trong nhà cũng không thể thiếu các món ăn đặc trưng mà không có nó thì không phải là tết.

6 món ăn giải ngấy sau Tết ở Sài Gòn

Tứ đại đồng đường Sài Gòn ăn tết

Những mùa Tết xưa trong ký ức một người Sài Gòn

1- Thịt kho rệu

Thịt kho rệu còn có tên gọi là thịt kho hột vịt hay thịt kho tàu. Đây là món ăn rất dễ thực hành. Thịt ba rọi hay thịt đùi mới xả còn  tươi, đem về rửa sạch, cắt từng miếng to cỡ nửa bàn tay xòe, cột lại hình chữ thập bằng chỉ để khi chín rệu miếng thịt không bị bung rã. Sau đó ướp thịt với đường, muối, tỏi, ớt sừng trâu đập giập. Hột vịt luộc chín, ngâm trong nước lạnh hoặc nước lạnh có chút nước đá nhằm gỡ vỏ phần lòng trắng hột vịt còn nguyên vẹn, đẹp mắt. Cho nước dừa xiêm vô nồi, nấu sôi, thả thịt vào kho trên ngọn lửa lớn khoảng 20 phút thì hạ lửa nhỏ cho sôi liu riu. Một giờ đồng hồ sau, cho hột vịt vào, kho khoảng 3 giờ đồng hồ thì miếng thịt mềm, nước kho thịt chuyển sang màu cánh gián mà không cần dùng nước màu.

Thịt kho rệu còn có tên gọi thịt kho hột vịt hay thịt kho

Thịt kho rệu còn có tên gọi thịt kho hột vịt hay thịt kho tàu

 Thịt kho rệu là món chủ lực trong mâm cơm cúng rước ông bà ngày tết Đũa vừa chạm tới thì miếng thịt đã “rời” ra và nó càng “rệu” khi c

Thịt kho rệu là món chủ lực trong mâm cơm cúng rước ông bà ngày tết

2 -Dưa chua

Chắc hẳn trong bữa cơm ngày Tết có rất nhiều món ăn khiến bạn cảm thấy  ngán. Để ăn kèm với những món ăn đó, dưa chua là sự kết hợp tuyệt với nhất.

Dưa chua được làm bằng cải “tàu xạ”, ướp muối đường, nhận vô vịm, chế nước muối nấu sôi để nguội. Đường cát thắng vàng, trộn với muối không quá mặn, nấu, để nguội, chế vào cải, dùng lá chuối đậy kín, gài chặt bằng thanh tre. Sáu bảy ngày sau dưa ăn được và có màu vàng nghệ  rất đẹp

Làm cách nầy dưa cải để được lâu, không bị “lầy”, ăn bao lâu cũng vẫn  giòn tanh tách.

 cải chua, có màu vàng đẹp là dùng được.

Cải chua, có màu vàng đẹp là dùng được.

Cải chua là món đi kèm với thịt kho rêu làm cân bằng vị béo của mỡ

Cải chua là món đi kèm với thịt kho rệu làm cân bằng vị béo của mỡ

3- Khổ qua hầm

Người miền Nam Tết đến thường chuộng món ăn theo tên gọi hoặc hình ảnh gợi lên sự sung túc, ví dụ như chưng mâm trái cây thì phải là “cầu dừa đủ xoài”; kho nồi thịt thì nhất định miếng thịt phải xắt vuông lớn, kho chung với hột vịt tròn để có được sự vuông tròn

Cho nên, Tết là phải có tô canh khổ qua dồn thịt với niềm hy vọng  cho cái  khổ năm cũ qua đi, năm mới suôn sẻ, may mắn.

Món khổ qua hầm không bao giờ "lỗi thời" trong mâm cỗ Tết

Món khổ qua hầm không bao giờ “lỗi thời” trong mâm cỗ Tết

Tô canh khổ qua dồn thịt hương  vị đậm đà

Tô canh khổ qua dồn thịt hương vị đậm đà

4-Củ kiệu tôm khô

Củ kiệu sẽ giúp món thịt kho trứng đỡ ngán hơn và tăng phần nào hương vị cho món ăn này. Củ kiệu tươi mua về, ngâm qua nước tro một đêm cho bớt mùi hăng. Sau đó làm sạch rễ và lá, cho lên trên mâm hoặc cái sàng và đem phơi, nếu trời nắng to chỉ cần phơi trong một buổi là được.

Dùng hủ thủy tinh hoặc hủ nhựa để đựng củ kiệu, cứ một lớp củ kiệu, một lớp đường cát, đậy kín lọ cho củ kiệu tự ra nước từ mười ngày đến hai tuần là dùng được. Khi dùng thì cho củ kiệu ra đĩa và thêm một ít tôm khô. Đây cũng là món nhậu ưa thích của cánh mày râu.

Dưa kiệu

Dưa kiệu

Củ kiệu được kết hợp với tôm khô tạo thành một món ăn rất ngon miệng với vị chua ngọt lại bùi bùi rất đặc trưng và ngon miệng.

Củ kiệu được kết hợp với tôm khô tạo thành một món ăn rất đặc trưng và ngon miệng.

5- Bánh tét

Sau thịt kho rệu, bánh tét là món thứ hai không thể thiếu trong ngày tết. Bánh tét miền Nam có nhiều loại nhân đa dạng như nhân mỡ heo đậu xanh, nhân chuối, nhân đậu xanh ngọt dùng để cúng bàn thờ Phật. Bánh tét còn có thể dùng làm quà biếu và đặc biệt không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của bất cứ gia đình nào.

images

Bánh tét với đủ các loại nhân

Bánh tét với đủ các loại nhân

Bánh tết nha6nda65u mỡ

Bánh tét nhân đậu mỡ

6 Dưa hấu

Rộn rã đón xuân bên cánh mai vàng, bên mâm ngũ quả, với người Sài Gòn còn hiện diện một loại trái cây không thể thiếu: Dưa hấu.
Theo phân tích của các nhà dinh dưỡng học, không có loại thức uống giải khát nào tốt hơn, tinh khiết hơn, quý hơn dưa hấu. Thứ quả ngon ngọt này không chứa bất cứ một hoạt chất gây hại nào đến cơ thể, và dường như chứa tới 100% thành phần nước giải khát hảo hạng.

Dưa hấu Tết là một loại trái cây đặc biệt không thể thiếu trong các gia đình mỗi dịp xuân về.

Dưa hấu Tết là một loại trái cây đặc biệt không thể thiếu trong các gia đình mỗi dịp xuân về.

Trái dưa bổ ra đầu năm mà ruột đỏ tượng trưng cho sự may mắn cả năm.

Trái dưa bổ ra đầu năm mà ruột đỏ tượng trưng cho sự may mắn cả năm.

Trải qua thời gian, cách ăn Tết của người Việt cũng ít nhiều thay đổi. Tuy nhiên với người Sài Gòn thịt kho rệu ăn kèm dưa cải, khổ qua hầm, bánh tét, củ kiệu tôm khô và nhất là cái vị ngọt mát của trái dưa hấu đỏ không thể thiếu được trong ba ngày tết

Lương Gia Cát Tường


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: