Xe hủ tiếu lâu đời bậc nhất Sài Gòn


Xe hủ tiếu lâu đời bậc nhất Sài Gòn 1

Nằm ngay lối vào chợ Tân Định suốt 72 năm nay, xe hủ tiếu Giang Lâm Ký là một trong số ít xe còn giữ được nguyên vẹn nét văn hóa người Hoa ở Sài Gòn.

Giang Lâm Ký là tên xe hủ tiếu đã theo 3 thế hệ gia đình họ Giang gốc Quảng Đông hơn 7 thập kỷ qua.

Xe Giang Lâm Ký dù đã 72 tuổi nhưng vẫn còn bền đẹp và giữ nguyên đặc trưng của xe hủ tiếu Trung Hoa. Ảnh: Mỹ Phượng.

Xe Giang Lâm Ký dù đã 72 tuổi nhưng vẫn còn bền đẹp và giữ nguyên đặc trưng của xe hủ tiếu Trung Hoa.
Ảnh: Mỹ Phượng.

Năm 18 tuổi, ông Giang Lâm Ký di cư từ Quảng Đông xuống Sài Gòn lập nghiệp. Chiếc xe được ông thuê một người thợ gốc Hoa đóng và trang trí. Theo chủ nhân hiện nay, anh Giang Thanh (cháu nội ông Giang Lâm Ký), người thợ đã mất cách đây vài chục năm. Vì vậy, ngoài Giang Lâm Ký, không còn một chiếc xe nào được đóng mới với hoa văn Trung Hoa cổ.

Nhiều xe hủ tiếu, mì có tuổi đời hơn 60 năm vẫn còn tồn tại ở khu chợ người Hoa. Song, hầu như ta không còn tìm được chiếc xe nào có mái hoa văn, hai bên thân trang trí điển tích Trung Hoa, và tấm cánh gà nguyên bản như Giang Lâm Ký.

Năm 18 tuổi, ông Giang Lâm Ký di cư từ Quảng Đông xuống Sài Gòn lập nghiệp. Chiếc xe được ông thuê một người thợ gốc Hoa đóng và trang trí. Theo chủ nhân hiện nay, anh Giang Thanh (cháu nội ông Giang Lâm Ký), người thợ đã mất cách đây vài chục năm. Vì vậy, ngoài Giang Lâm Ký, không còn một chiếc xe nào được đóng mới với hoa văn Trung Hoa cổ.

Nhiều xe hủ tiếu, mì có tuổi đời hơn 60 năm vẫn còn tồn tại ở khu chợ người Hoa. Song, hầu như ta không còn tìm được chiếc xe nào có mái hoa văn, hai bên thân trang trí điển tích Trung Hoa, và tấm cánh gà nguyên bản như Giang Lâm Ký.

Hoa văn được chạm khắc trên mái với những điển tích vẫn còn vẹn nguyên trên thân xe.  Ảnh: Mỹ Phượng.

Hoa văn được chạm khắc trên mái với những điển tích vẫn còn vẹn nguyên trên thân xe.
Ảnh: Mỹ Phượng.

Xe được làm từ gỗ căm xe bền, đẹp. Thân cây lấy gỗ phải được phơi khô vài năm rồi bào ra và sơn màu nâu sậm. Trân trọng công sức của người thợ, anh Giang Thanh rất biết cách giữ gìn chiếc xe gia truyền của mình. Anh chia sẻ, ngày rằm hàng tháng, anh sẽ nghỉ bán để sáng đi lễ chùa và chiều mang xe đi bảo trì. Bởi vậy, dù đã gắn bó với gia đình họ Giang hàng chục năm, xe hủ tiếu trông vẫn sáng bóng như mới được sơn sửa. Những hoa văn và các điển tích xưa vẽ trên kính xe đã phần nào phai màu theo thời gian nhưng vẫn còn rõ nét.

Cánh gà, phần ngang thân xe là nơi khách ngồi ăn, đủ cho 4-5 người cùng thưởng thức và luôn được lau dọn sạch sẽ. Cũng rất hiếm xe hủ tiếu, mì nào có cánh gà làm bằng gỗ còn tồn tại đến bây giờ.

Bát mì có sợi dai tự nhiên với nước lèo bí truyền lôi kéo rất nhiều thực khách. Ảnh: Mỹ Phượng.

Bát mì có sợi dai tự nhiên với nước lèo bí truyền lôi kéo rất nhiều thực khách.
Ảnh: Mỹ Phượng.

Tuy đã đổi tên quán thành “Mì Chú Cẩu” nhiều năm nay, quán vẫn được nhiều thực khách tìm đến. Anh Giang Thanh chia sẻ: “Khách nhớ đến mình không phải vì cái tên mà bởi họ mến phong cách phục vụ. Hơn nữa, bao năm nay, chúng tôi vẫn ở đây nên không khó để khách tìm về.”

Nhiều khi đông khách, quán hết chỗ nhưng mọi người luôn vui vẻ chờ đợi để anh Giang xếp ra chỗ mới. Phong cách phục vụ của anh cũng rất dễ chịu và cởi mở. Có khách tới quán kêu đổi món tới 3 lần nhưng anh vẫn nhanh chóng chiều lòng và luôn tay phục vụ. Chừng một phút sau khi gọi món, khách hàng đã có thể thưởng thức bát hủ tiếu, mì đặc trưng của Giang Lâm Ký.

Quán mở cửa mỗi ngày từ 6h sáng đến 2h chiều. Mỗi tô hủ tiếu, mì có giá trung bình 30.000 – 35.000 đồng.

Theo Mỹ Phượng/vnexpress.net


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: