Cận cảnh làng nghề bậc nhất Sài Gòn – Gia Định sắp thành dĩ vãng


Từng là làng nghề vang bóng một thời, với hơn 40 lò đúc từ trước năm 1975. Nhưng đến nay, làng đúc đồng An Hội chỉ còn 5 cơ sở đỏ lửa.

Khi nhắc đến lư đồng, người Sài Gòn sẽ nhắc đến An Hội. Xưa kia, An Hội là địa danh nức tiếng Sài Gòn về chế tác lư đồng, nghệ nhân làm tất bật ngày đêm để cho ra những sản phẩm tinh xảo, bắt mắt.

Làng đúc đồng An Hội đã có hơn 200 năm lịch sử và là địa chỉ sản xuất lư đồng bậc nhất tại đất Sài Gòn – Gia Định xưa. Qua thăng trầm của thời gian, từ hàng trăm nhà làm lư đồng, nay chỉ còn 5 cơ sở giữ được nghề cổ xưa của ông cha như: Năm Thắng, Ba Cồ, Năm Toàn, Sáu Bảnh và Út Kiển.

Theo nhiều người trong làng kể lại, nghề đúc đồng ở Sài Gòn ban đầu có mặt ở khu Chợ Quán, Phú Lâm vào đầu thế kỉ 19. Sau đó, được ông Trần Văn Kỉnh (Người dân hay gọi là Năm Kỉnh) sang các lò học nghề. Đến khi thạo việc, ông quay lại khu Gò Vấp để mở xưởng hoạt động. Cho đến nay, Sài Gòn chỉ còn mỗi lò An Hội (Phường 12, Gò Vấp) vẫn còn hoạt động.

“Xưa kia làng An Hội có nhiều nhà làm nghề này lắm. Thời ấy nhộn nhịp, cả làng tấp nập người mua kẻ bán. Người thợ tất bật làm ngày đêm, đâu đâu cũng thấy đỏ lửa. Bây giờ chỉ còn mấy hộ, giờ không mấy ai nhớ tới An Hội nữa”, bà Huỳnh Thị Sum, người hơn 50 năm trong nghề chia sẻ.

Hiện nay, nhiều nhà máy đúc đồng công nghiệp xuất hiện với công nghệ mới thay thế cho các lò  đúc thủ công khiến nhiều cơ sở dần đóng cửa, bỏ nghề vì bị cạnh tranh.

Tuy không còn như trước nhưng vẫn còn những nghệ nhân bám nghề. Họ cố níu giữ vì không muốn thấy cảnh một nghề vàng son sẽ trôi vào dĩ vãng.

lo-duc-1

Một góc của lò sản xuất lư đồng Năm Toàn.

lo-duc-2

Làm nghề đúc đồng đòi hỏi các thợ phải làm theo một quy trình chặt chẽ. Mỗi người thợ chịu trách nhiệm một khâu, cứ xong khâu này lại chuyển tiếp cho người khác, tạo thành chuỗi nhịp nhàng, chuyên nghiệp.

lo-duc-3

Công đoạn đắp đất sét để tạo hình sản phẩm lư đồng.

lo-duc-4

Sau khi khuôn sáp được phủ đất bên ngoài thì đem phơi khô.

lo-duc-5

Khi đổ đồng nóng chảy vào khuôn, người thợ đợi cho sản phẩm nguội rồi dùng búa đập lớp đất bên ngoài để lấy sản phẩm.

lo-duc-6

lo-duc-7

Đây là công đoạn mài nhẵn những góc cạnh để sản phẩm chỉnh chu, bắt mắt hơn.

lo-duc-8

Người thợ phải khéo tay để đục tạo các chi tiết, hoa văn cho sản phẩm.

lo-duc-9

Lau chùi, cạo sạch lớp đất để chiếc lư đồng bóng loáng hơn.

lo-duc-10

Một hoa văn vừa mới được nghệ nhân chạm trổ hết sức tinh xảo, cầu kỳ. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải hết sức tập trung và khối óc luôn sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm giá trị.

lo-duc-11

lo-duc-12

Sau nhiều công đoạn cầu kỳ, phức tạp thì hàng ngàn chiếc lư đồng bóng loáng, tinh xảo đã ra đời.

Nguồn: Khánh Phương/ phunuonline.com.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: