Nhiều con đường ở Hà Nội và Sài Gòn không chỉ giống tên mà còn trùng hợp bởi những hàng cây cao vút xanh ngắt, các công trình cổ kính… Hoặc có những đường dù cùng tên nhưng lại mang những đặc trưng hoàn toàn khác biệt. Đường Điện Biên Phủ Đường Điện Biên Phủ: Con đường (Ba Đình, Hà Nội) nằm ở quận trung tâm của Hà Nội, nổi tiếng với Cột cờ Hà Nội, bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, tượng đài Lê Nin. Trong khi đó, tại TP.HCM thì đường Điện Biên Phủ lại là một con đường cửa ngõ phía Đông của thành phố. Một phần đường Điện Biên Phủ trước đây là Xa lộ Hà Nội, con đường huyết mạch dẫn đi các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu… Một phần lớn con đường này chạy qua quận 3, quận 1 là đường một chiều. Đường Hoàng Diệu Đường Hoàng Diệu (Ba Đình): Là con đường dù ngày hay đêm, dù mưa hay nắng suốt bốn mùa đều xanh mát, yên ả. Con đường ấy là nơi ghi lại những dấu tích lịch sử của vùng đất kinh kỳ Thăng Long xưa. Nổi tiếng với di tích Hoàng Thành Thăng Long, khu Biệt thự Pháp cổ chạy dài, nhà của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Ở Sài Gòn, đường Hoàng Diệu là tuyến đường chính của quận 4. Điểm nhấn của con đường là hàng hoa giấy thẳng tắp được trồng giữa hai làn đường. Đường Lê Duẩn Đường Lê Duẩn (Đống Đa, Hà Nội) là con đường có ga Hà Nội, nơi xuất phát của các chuyến tàu đi vào các tỉnh phía Nam của Hà Nội. Đường Lê Duẩn là một trong những con đường xưa nhất Sài Gòn, có từ thời Pháp thuộc. Bắt đầu từ năm 1871, đường này mang tên Norodom, vì Dinh Thống Nhất lúc đó gọi là Dinh Norodom. Đến năm 1950 thì dinh Norodom được đổi tên lại là Dinh Độc Lập và đường Norodom được đổi thành đường Thống Nhất. Sau ngày 30/4/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời mới đổi tên Dinh Độc Lập thành Dinh Thống Nhất và đường Thống Nhất đổi thành đường 30 tháng 4. Mãi đến năm 1986, sau khi đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam qua đời, UBND TP.HCM mới đổi tên thành đường Lê Duẩn. Đường dài khoảng 2km, rất ít khi kẹt xe. Hai bên đường là hàng cây điệp vàng xanh mát. Đường Nguyễn Chí Thanh Đường Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa, Hà Nội): Từng được công nhận là con đường đẹp nhất Việt Nam, con đường rộng rãi, sạch sẽ, nổi tiếng với những hàng cây xanh mát, hồ Ngọc Khánh, các khách sạn, tòa nhà nổi tiếng của Hà Nội. Tuy nhiên hiện nay, các cây xanh to lớn trên đường Nguyễn Chí Thanh đã bị chặt bỏ, thay vào đó là cây mỡ nhưng vẫn chưa trổ nhiều lá. Trong khi đó, đường Nguyễn Chí Thanh tại TP.HCM lại xanh mát bởi những hàng câu dầu thẳng tắp, cao vút có tuổi đời hàng mấy chục năm. Con đường này trước năm 1975 mang tên Trần Hoàng Quân. Trên đường, có bệnh viện chợ Rẫy được xây từ năm 1900, từng là bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á. Đường Nguyễn Tri Phương Đường Nguyễn Tri Phương (Q.Ba Đình, Hà Nội): Nối từ phố Phan Đình Phùng đến đường Điện Biên Phủ, nguyên là một con đường trong thành cũ. Thời Pháp thuộc gọi là phố Cửa (rue dela porte Sud) nhưng dân chúng quen gọi là Đường trong thành. Tên hiện nay được đặt từ tháng 6/1964. Con đường này là nơi đặt trụ sở chỉ huy của BQP Việt Nam. Đường Nguyễn Tri Phương ở TP.HCM nổi bật bởi hàng cây dầu cao vút, thẳng tít tỏa bóng mát. Đường Phạm Văn Đồng Đường Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy, Hà Nội): Là một trong những con đường huyết mạch, dẫn ra cửa ngõ Thủ Đô, đường Phạm Văn Đồng thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Đường Phạm Văn Đồng ở TP.HCM được đánh giá là con đường nội ô đẹp nhất thành phố, chạy qua các quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp. Đường được chính thức được đưa vào sử dụng từ tháng 9/2013 với vốn đầu tư 495 triệu USD. Nơi đây trước kia là vùng đất sình lầy và hiện tại đang trở thành con đường đẹp với 10 làn đường rộng rãi. Đường Phan Đình Phùng Đường Phan Đình Phùng (Ba Đình, Hà Nội): Đây là con đường có vỉa hè rộng nhất nhì Hà Nội với những cây sấu cổ thụ. Điều đặc biệt là có một đoạn phố có hai hàng cây trên cùng một vỉa hè luôn rợp bóng mát vào những ngày nóng bức. Trong khi đó, đường Phan Đình Phùng ở TP.HCM lại không một bóng cây xanh. Con đường nhộn nhịp bởi cảnh mua bán sẩm uất. Đường Tôn Đức Thắng Đường Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội): Có thể coi phố này là đầu mút của con đường thiên lý nối Thăng Long với các trấn phía nam kinh thành. Thời Pháp thuộc đây là phố Xơ Ăng-toan (rue Soeur Antoine) nhưngdân chúng quen gọi là Hàng Bột. Tháng 7-1988 đã đổi ra tên hiện nay. Đây là một trong những con đường nhộn nhịp cảnh buôn bán nhất của Hà Nội. Đường Tôn Đức Thắng của TP.HCM là một trong những con đường rợp bóng cây xanh nhất thành phố với 5 hàng cây xa cừ cao vút, xanh mát. Con đường chạy dọc theo sông Sài Gòn, trước năm 1975 mang tên Cường Để. Trên đường có những công trình nổi bật như nhà máy đóng tàu Ba Son, khách sạn Majestic, bến Bạch Đằng… Đường Trường Chinh Đường Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội): Đường Trường Chinh là tuyến huyết mạch của Thủ đô, lượng người và các loại phương tiện tham gia giao thông trong ngày rất tấp nập, đặc biệt là vào giờ cao điểm, tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên diễn ra trên tuyến đường này Tương tụ, đường Trường Chinh ở TP.HCM cũng là con đường huyết mạch. Giao thông qua khu vực này luôn đông đúc. Nguồn: Afamily.vn