Người Sài Gòn bối rối không biết ăn gì cho an toàn dịp Tết


Rau muống tưới nhớt, thịt heo không được kiểm dịch thú y, trái cây tẩm hóa chất, hay việc ở các khu chợ truyền thống tràn lan bánh, mứt bán trong dịp Tết nhưng không rõ ràng về thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ khiến người tiêu dùng Sài Gòn trở nên hoang mang.

Chị Nguyễn Thị Hà (Ngụ Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM) lo lắng: “Ngày Tết đang đến gần nhưng tôi vô cùng bối rối không biết Tết này ăn gì, uống gì để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình".

Chị Nguyễn Thị Hà (Ngụ Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM) lo lắng: “Ngày Tết đang đến gần nhưng tôi vô cùng bối rối không biết Tết này ăn gì, uống gì để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình”.

Chị Hà bày tỏ nỗi lo lắng:

Lên đọc thông tin trên báo chí thấy liên tục thấy đưa tin nơi này nơi kia bị ngộ độc thực phẩm tập thể, phát hiện thịt đông lạnh “nhiễm khuẩn”; thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; sữa, bánh, kẹo kém chất lượng, sử dụng chất phụ gia, hóa chất bảo quản thịt, cá, trái cây và rau quả; hàn the… Thông tin cứ ra rả như vậy nên cũng sợ lắm.

Cách đây mấy hôm, ở gần nhà tôi cũng có chị phải nhập viện vì ăn phải thực phẩm bẩn. Giờ mỗi lần đi ăn ngoài là thấy sợ. Các cửa hàng quảng cáo thực phẩm sạch, rau sạch nhưng chúng tôi có biết xuất xứ đâu mà biết sạch hay không. Đồ ăn trong siêu thị cũng vậy, nhiều mặt hàng tạp nham và thiếu chất lượng.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Duyên (ngụ phường Tân Quy, quận 7, TP.HCM) chia sẻ: “Giờ đi mua hàng là mua bằng niềm tin thôi. Niềm tin rằng đó là thực phẩm sạch, rau củ sạch đúng y như quảng cáo trong các siêu thị, cửa hàng. Người dân ở thành phố thì chỉ biết nhắm mắt làm liều, chứ không biết nguồn gốc của nó ra sao".

Tương tự, chị Nguyễn Thị Duyên (ngụ phường Tân Quy, quận 7, TP.HCM) chia sẻ: “Giờ đi mua hàng là mua bằng niềm tin thôi. Niềm tin rằng đó là thực phẩm sạch, rau củ sạch đúng y như quảng cáo trong các siêu thị, cửa hàng. Người dân ở thành phố thì chỉ biết nhắm mắt làm liều, chứ không biết nguồn gốc của nó ra sao”.

Chị Nguyễn Thị Duyên bộc bạch:

Gia đình tôi giờ chỉ còn cách duy nhất là về quê, rồi nhờ người nhà mua thực phẩm rồi gửi lên. 2/3 đồ ăn trong tủ lạnh giờ toàn đồ quê: thịt lợn, thịt gà, thịt bò, rau, trứng… Sắp tới, chắc nhà tôi còn nhập cả gạo quê nữa.

Cách quản lí của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm còn quá lỏng lẻo dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân coi thường, sản xuất nhiều mặt hàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Nếu làm nghiêm và có hình thức xử phạt nặng thì chắc rằng, họ sẽ không dám làm như vậy.

Còn cô Hồ Nguyệt Quỳnh (ngụ phường Tân Kiểng, Quận 7, TP.HCM) cho biết: “Vấn đề an toàn thực phẩm cận Tết cứ được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc nhưng chưa bao giờ có câu trả lời tốt nhất cho người dân".

Còn cô Hồ Nguyệt Quỳnh (ngụ phường Tân Kiểng, Quận 7, TP.HCM) cho biết: “Vấn đề an toàn thực phẩm cận Tết cứ được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc nhưng chưa bao giờ có câu trả lời tốt nhất cho người dân”.

Cô Quỳnh chia sẻ:

Các bà nội trợ chúng tôi không quan tâm nhiều đến số lượng nhưng chất lượng thực phẩm luôn đặt lên hàng đầu. Đồ ăn, thức uống ngày thường đã lo, đến Tết lại càng đáng lo ngại hơn. Cô phải thường xuyên theo dõi thông tin trên báo chí để chủ động chọn lựa thực phẩm sạch và tẩy chay thực phẩm không an toàn”.

Mỗi lần ra chợ, cô thường đặt mua hàng ở người quen. Họ thường chở đồ từ dưới quê lên bán nên đồ ăn ngon và có vẻ sạch hơn. Để có rau sạch cho cả nhà, trong mấy năm qua, gia đình cô xây dựng hệ thống trồng rau trên sân thượng để cung cấp rau cho bữa ăn hàng ngày.

Thành phố cam kết thắt chặt quản lý hàng hóa

Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chống hàng giả, hàng kém chất lượng tuồng vào thị trường TP.HCM dịp Tết Bính Thân đã trở thành chủ đề “nóng” trong chương trình Lắng nghe và trao đổi sáng 10-1 phát sóng trên HTV9 do Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM tổ chức.

Phiên chất vấn về các vấn đề này đã “hâm nóng” phim trường khi cử tri thành phố gửi về hàng loạt câu hỏi về việc quản lý, giám sát chất lượng các mặt hành tiêu thụ dịp Tết. Cử tri cũng đề nghị cơ quan chức năng cho biết về phương thức phản ánh tiêu cực qua kênh thông tin nào nếu chẳng may người tiêu dùng phát hiện hàng hóa kém chất lượng.

Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đóng vai trò chất vấn các đại biểu

Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đóng vai trò chất vấn các đại biểu

Đại diện cử tri các quận 5, Thủ Đức, huyện Bình Chánh đã nêu lên những băn khoăn nổi cộm như việc người tiêu dùng lo lắng về dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả, trường hợp người trồng rau tưới nhớt lên rau muống, thịt heo không được kiểm dịch thú y, trái cây tẩm hóa chất, hay việc ở các khu chợ truyền thống tràn lan bánh, mứt bán trong dịp Tết nhưng không rõ ràng về thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ.

Ghi nhận những phản ánh này của cử tri, ông Trần Tấn Ngời, Phó Chủ tịch thường trực UBMTTQ TP.HCM thừa nhận, thực trạng nhân lực quản lý thị trường còn mỏng, chưa đủ lực lượng để quản lý tất cả hàng hóa, cùng với đó là việc yếu trong khâu phân phối hàng hóa ở các chợ truyền thống tự phát do còn nhiều chợ chưa có ban quản lý để giám sát đầu vào của hàng hóa.

Chi Cục quản lý thị trường TP.HCM cam kết sẽ kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng; đặc biệt là các trường hợp hàng hóa không niêm yết giá, nhãn hàng ngoại nhập không có phụ chú tiếng Việt, hàng hóa không có xuất xứ và hạn sử dụng trên bao bì.

Chi Cục quản lý thị trường TP.HCM cũng cam kết sẽ kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng

Chi Cục quản lý thị trường TP.HCM cũng cam kết sẽ kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM cũng khẳng định, Chi cục sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền ATVSTP đến người dân. Người dân khi có phản ánh về chất lượng hàng hóa dịp Tết có thể gọi trực tiếp đến đường dây nóng của các sở, ngành.

Người Sài Gòn bối rối không biết ăn gì cho an toàn dịp Tết. Ảnh Linh Vũ

Người Sài Gòn bối rối không biết ăn gì cho an toàn dịp Tết. Ảnh Linh Vũ

Để nhận biết hàng an toàn, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết, Chi Cục Thú y đã đẩy mạnh chương trình dán logo nhận biết chuỗi cung ứng an toàn lên các sản phẩm để người dân nhìn vào đó như một chỉ dấu mà an tâm lựa chọn sản phẩm.

Chi cục cũng gia tăng tần suất kiểm tra kho lạnh, hệ thống giết mổ, các khu chợ đầu mối, tăng cường lấy mẫu kiểm tra thực phẩm để phát hiện nhanh các vi phạm dịp Tết. Cơ quan này cũng chi một khoản kinh phí để mua nguồn tin phản ánh vi phạm từ người dân để kịp thời xử lý.

Trong khi đó, ông Thái Thành Tâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật TP.HCM cho biết cơ quan đã mở 5 lớp tập huấn cho bà con nông dân và các doanh nghiệp sơ chế quy trình sản xuất rau sạch. Tăng cường kiểm tra rau, quả ở các chợ đầu mối xem có tồn đọng dư lượng thuốc trừ sâu hay không.

Bên cạnh đó, Chi cục Bảo vệ thực vật cũng tổ chức các đoàn kiểm tra các ruộng rau ngoài đồng, lấy mẫu thường xuyên và xử lý nghiêm các vi phạm ở hai vùng trồng rau trọng điểm là Bình Mỹ và Thạnh Xuân TP.HCM. Trong đó, đã xử lý một trường hợp dùng nhớt tưới rau ở Bình Mỹ. Cơ quan này cam kết sẽ giám sát chặt chất lượng rau, quả để người dân mua sử dụng trong Tết.

Các cơ quan như Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Hải quan thông qua buổi chất vấn trên truyền hình cũng cam kết sẽ thực hiện các biện pháp thắt chặt quản lý hàng hóa, chống hàng giả, hàng kém chất lượng trước, trong và sau Tết.

Cả bộ máy chính trị của thành phố đã được huy động để giám sát chất lượng hàng hóa dịp Tết nhằm đảm bảo cho người dân hưởng một cái Tết vui, khỏe, an toàn.

TP.HCM chi 7.000 tỉ đồng cho chương trình bình ổn thị trường

Đề cập đến việc cung ứng hàng hóa dịp Tết Bính Thân với sức mua được dự báo tăng đột biến, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết: Cơ quan này đã chỉ đạo các đơn vị cung ứng chuẩn bị đủ hàng hóa cho dịp Tết từ tháng 9-2015.

Người Sài Gòn bối rối không biết ăn gì cho an toàn dịp Tết. Ảnh Linh Vũ

Người Sài Gòn bối rối không biết ăn gì cho an toàn dịp Tết. Ảnh Linh Vũ

Nguồn cung dồi dào, trong đó các đơn vị như Saigon Co.op đã chuẩn bị 95.000 tấn hàng hóa, trong đó có các mặt hàng thiết yếu như thịt và trứng gia cầm.

Thành phố cũng chi 7.000 tỉ đồng cho chương trình bình ổn thị trường.

Hoàng Yến – Anh Duy


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: