UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành liên quan mở rộng công tác tuyên truyền, vận động người dân hạn chế sử dụng và vứt bỏ túi nylon gây ô nhiễm môi trường. TP.HCM bắt đầu giải tỏa 37 điểm kẹt xe nghiêm trọng Tới Sài Gòn dạo phố Đông y Túi nylon được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Túi nylon từ lâu đã trở thành vật dụng cần thiết trong việc chứa, đóng gói, vận chuyển hàng hóa Sự tồn tại của túi nylon trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất và nước, bởi túi nylon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nylon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người. Rác thải từ nylon khó phân hủy vào môi trường nước và đất gây tắc nghẽn cống, ô nhiễm môi trường Vì vậy, UBND TP.HCM giao Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục duy trì việc đưa nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường do túi nylon khó phân hủy vào các hoạt động giáo dục và truyền thông cho học sinh tại trường học. Sở Công thương tiếp tục thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân bán lẻ, đặc biệt là các tiểu thương tại chợ cam kết giảm sử dụng túi nylon; hạn chế hoặc không phát miễn phí túi nylon cho người tiêu dùng; sử dụng các loại túi, phương tiện đựng hàng thân thiện với môi trường thay thế túi nylon. Cục thuế TP. HCM có trách nhiệm giám sát việc thu nộp thuế bảo vệ môi trường đối với túi nylon khó phân hủy lưu thông, phân phối trên thị trường; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh vi phạm. Minh Anh/ Phụ Nữ Online