Phá bỏ vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành


Để phục vụ xây dựng gói thầu nhà ga ngầm Bến Thành (tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên), nhà thầu sẽ phá bỏ vòng xoay Quách Thị Trang và trạm dừng xe buýt trước chợ Bến Thành.

Sài Gòn vào top điểm đến rẻ nhất hành tinh năm 2017

Tuyến xe buýt điện đầu tiên ở Sài Gòn bị ế

Ngày 16/2, Sở Giao thông vận tải TP.HCM thông báo từ ngày 18/2, khu vực vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành sẽ hạn chế xe lưu thông phục vụ việc thi công nhà ga Bến Thành (tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên).

Theo Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị TP.HCM trong giai đoạn một, đơn vị thi công chỉ rào chắn khu vực trước chợ Bến Thành. Nhưng để có mặt bằng thi công phải phá bỏ vòng xoay Quách Thị Trang và trạm điều hành xe buýt.

Vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành sẽ được phá bỏ để thi công nhà ga ngầm metro tuyến số 1. Ảnh: L.Q.

Vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành sẽ được phá bỏ để thi công nhà ga ngầm metro tuyến số 1. Ảnh: L.Q.

Theo quy hoạch của thành phố, sau khi hoàn thành ga ngầm metro Bến Thành vào năm 2020, khu vực vòng xoay Quách Thị Trang được xây thành quảng trường hiện đại.

Theo thiết kế, công trình nhà ga trung tâm Bến Thành (quận 1) ở vị trí phía trước chợ Bến Thành và nối dài đến Công viên 23/9, được xây dựng ở độ sâu khoảng 40 m dưới lòng đất.

Sau khi hoàn thành, phía trước chợ là nhà ga ngầm, phía trên nhà hình tròn là giếng trời (nơi lấy ánh sáng) và là điểm lên xuống nhà ga ngầm.

Gói thầu 1a – gói cuối cùng của tuyến metro số 1, gồm nhà ga trung tâm Bến Thành và đoạn trung tâm mua sắm ngầm đến ga Nhà hát thành phố (dài 515 m) đã được khởi công cuối năm 2016 với giá trúng thầu 4.850 tỷ đồng.

Khu vực chợ Bến Thành sau khi nhà ga trung tâm hoàn thành. Ảnh: BQL Đường sắt đô thị TP HCM.

Khu vực chợ Bến Thành sau khi nhà ga trung tâm hoàn thành. Ảnh: BQL Đường sắt đô thị TP HCM.

Nhà ga Bến Thành có 4 tầng ngầm (sâu nhất khoảng 30 m). Tầng một là sảnh thu phí, văn phòng ga, phòng máy nhà ga. Tầng 2 là ke ga của tuyến số 1. Tầng 3 là sảnh thu phí dùng trung chuyển trong tương lai. Tầng còn lại là ke ga của tuyến số 2.

Ngoài chức năng đầu mối kết nối giao thông giữa các tuyến metro, nhà ga này còn có hệ thống thương mại dịch vụ – kinh phí đầu tư xây dựng gần một tỷ USD.

Dự án tuyến metro số 1 dài 19,7 km, tổng mức đầu tư 2,491 tỷ USD do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ và vốn đối ứng của TP.HCM. Dự kiến cuối năm 2020, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên chính thức đưa vào phục vụ người dân, du khách.

Phân luồng giao thông trung tâm TP

Đường Phạm Ngũ Lão (đoạn từ Yersin đến Trần Hưng Đạo) cấm các loại xe lưu thông. Riêng xe dân cư trong khu vực được lưu thông nhưng không được vào khu vực đã rào chắn.

Lộ trình thay thế: Trần Hưng Đạo – Yersin – Phạm Ngũ Lão.

Trên đường Yersin (hướng từ đường Trần Hưng Đạo đến Phạm Ngũ Lão) các phương tiện lưu thông một chiều.

Lộ trình thay thế: Phạm ngũ Lão – Nguyễn Thái Học – Trần Hưng Đạo – Yersin. Hướng từ Trần Hưng Đạo đến Lê Thị Hồng Gấm lưu thông một chiều.

Lộ trình thay thế: Phạm ngũ Lão – Nguyễn Thái Học – Trần Hưng Đạo – Yersin. Đoạn từ Lê Thị Hồng Gấm đến Phạm Ngũ Lão: cấm dừng, đỗ xe từ 6h – 22h.

Đường Ký Con: Đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Lê Thị Hồng Gấm: tổ chức một chiều ôtô lưu thông từ đường Lê thị Hồng Gấm đến Trần Hưng Đạo. Cấm dừng, đỗ xe từ 6h – 22h.

Lộ trình thay thế: Trần Hưng Đạo – Yersin – Lê Thị Hồng Gấm – Ký Con. Đường Trần Hưng Đạo đoạn từ công trường Quách Thị Trang đến đường Yersin: cấm dừng, đỗ xe từ 6h – 22h.

Đường Calmette đoạn từ đường Lê Thị Hồng Gấm đến Trần Hưng Đạo: cấm dừng, đỗ xe từ 6h – 22h.

Theo Hoàng Bình/Zing


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: