Tiểu sử sơ lược 3 người được UBND TP.HCM chọn đặt tên đường


 UBND TP.HCM vừa quyết định sẽ dùng tên 3 ông Võ Chí Công, Võ Trần Chí và Nguyễn Cơ Thạch để đặt cho 3 tuyến đường trên địa bàn thành phố

Năm 1974, đường Hoàng Sa và Trường Sa ở Sài Gòn

Bảy Hiền – đại điền chủ được đặt tên một ngã tư ở Sài Gòn

Độc đáo những con đường ngắn nhất Sài Gòn

 Nhân đây, mời bạn đọc cùng  tìm hiểu sơ qua về thân thế và sự nghiệp của 3 người trên.

1. Ông Võ Chí Công (1912 – 2011)

Đồng chí Võ Chí Công trong thăm hỏi nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (tháng 11/1989). Ảnh: TTXVN

Đồng chí Võ Chí Công trong thăm hỏi nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (tháng 11/1989). Ảnh: TTXVN

Ông tên thật là Võ Toàn, ông sinh tại thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Ông là đảng viên ĐCSVN từ năm 1936. Bí danh Võ Chí Công (Năm Công) được ông sử dụng khi ông làm Phó BT TƯ Cục miền Nam (1/1961).

Từ tháng 12/1976, ông là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Đến tháng 4/1981, ông được cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Từ tháng 4/1987 đến 1991, ông là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. Và từ tháng 6/1991 đến 12/1997 ông là Cố vấn BCH TƯ Đảng.

Năm 1992, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng.

Tên ông được đặt cho đường Vành đai 2 – phía Đông, đoạn từ chân cầu Phú Mỹ, quận 2 đến Xa lộ Hà Nội, quận 9.

Trước TP.HCM, tại Đà Nẵng và Hà Nội đã có những con đường mang tên ông.

2. Ông Võ Trần Chí hay Hai Chí, Võ Văn Tao (1927 – 2011)

Đồng chí Võ Trần Chí tại buổi trao học bổng "Vì ngày mai phát triển" (tháng 6/1991). Ảnh: N.C.T

Đồng chí Võ Trần Chí tại buổi trao học bổng “Vì ngày mai phát triển” (tháng 6/1991). Ảnh: N.C.T

Ông sinh tại xã Hướng Thọ Phú, huyện Thủ Thừa (nay là thành phố Tân An), tỉnh Long An.

Từ tháng 6/1975, ông là Thành ủy viên Thành ủy TP.HCM kiêm Bí thư Quận ủy quận 5.

Từ tháng 11/1986 – 1996, ông là Bí thư Thành ủy TP.HCM (thay cho 2 đồng chí Nguyễn Văn Linh và Mai Chí Thọ ra nhận nhiệm vụ ở TƯ) và là người tiền nhiệm của đồng chí Trương Tấn Sang.

Tuy nền tảng học vấn không cao, nhung ông lại là người thức thời, trọng tri thức. Ông là người đã bật đèn xanh cho “nhóm Thứ Sáu” (nhóm chuyên viên kinh tế của chế độ cũ) về Công ty Cholimex làm việc. Nhóm này sau đó là hạt nhân Nhóm cố vấn kinh tế của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho những đóng góp không ngừng nghỉ của mình.

Tên ông được đặt cho đường dẫn cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đoạn từ nút giao Tân Tạo, quận Bình Tân đến nút giao Chợ Đệm, huyện Bình Chánh.

3. Ông Nguyễn Cơ Thạch (1921 – 1998)

 Cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch (giữa) cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ nhà đồng sáng lập Đảng Xã hội Pháp Jean-Pierre Chevenement năm 1982. Ảnh: Le Monde


Cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch (giữa) cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ nhà đồng sáng lập Đảng Xã hội Pháp Jean-Pierre Chevenement năm 1982. Ảnh: Le Monde

Ông nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.Ông có tên khai sinh là Phạm Văn Cương, sinh năm 1921 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Từ năm 1954, ông giữ chức vụ Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao. Đến năm 1956, ông là Tổng lãnh sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Ấn Độ.

Ông là trợ lý cho đồng chí Lê Đức Thọ trong cuộc đàm phán với Mỹ (1972–1973) đưa đến việc ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam.

Tháng 5/1979, ông làm Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao (hàm Bộ trưởng), rồi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ tháng 1/1980; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (tháng 2/1987 – 1991).

Từ tháng 10/1991 – 1998, ông tham gia nghiên cứu Tổng kết công tác ngoại giao, nghiên cứu kinh tế thế giới và chiến lược đối ngoại.

Ông đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Và đến ngày 15/1/2007, ông được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.

Ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hiện nay chính là con trai của ông.

Nói về ông, cựu phóng viên của VTV và Reuters Nguyễn Văn Vinh từng chia sẻ như sau “…Đối với tôi Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là 3 vị lãnh đạo để lại ấn tượng mạnh nhất. Ông là người có tư tưởng đi trước thời đại…”.

Tên ông được đặt cho trục đường trục Bắc – Nam (R14), đoạn từ cầu Thủ Thiêm 1 đến cầu Thủ Thiêm 4, quận 2.

Trước đó, tên của ông đã được đặt cho một con đường ở Hà Nội (tháng 8/2008).

Theo nguoitieudung.com.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: