Để dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (TP.HCM) được sạch sẽ, ngày ngày, những công nhân vớt rác vẫn lặng lẽ chuyến đi, chuyến về… để chở những thùng rác đầy tràn. Đôi vợ chồng già và tháng ngày mưu sinh vớt rác trên sông Sài Gòn Cực nhọc nghề ngâm mình hàng giờ trong dòng nước thối dưới lòng đất Ngoài những ngày phải đối diện với cái nắng bỏng rát của Sài Gòn, các công nhân còn cho biết bản thân ai cũng phải biết canh… con nước, canh mưa để tranh thủ chạy vào các gầm cầu để trúẢNH: TRÁC RIN Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè dài khoảng 9 km (chảy qua các quận 1; 3; Phú Nhuận; Bình Thạnh; Tân Bình). Nhiều công nhân vớt rác cho biết làm nghề vì cuộc sống mưu sinh và cả tình yêu nghề và trách nhiệm. “Tụi tui làm nghề vì cái tâm của mình. Rác mà còn là ai nấy bứt rứt khó chịu. Vậy là, cứ rác nhiều có khi anh em bỏ cơm, ráng làm cho hết, hay mải mê tới tận trời tối mịt mới chịu giao ca trở về nhà”, anh Trương Văn Hổ (51 tuổi, tổ trưởng tổ vớt rác thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM) cho biết. Còn anh Ngô Tiến Dũng (30 tuổi, công nhân vớt rác) bảo một ngày tắm kênh cỡ… chục lần. Nước bẩn nên da lở loét, ngứa ngáy khó chịu là vấn đề công nhân ở đây luôn phải đối diện. Để dòng kênh trở nên trong lành phục vụ du lịch, hay thậm chí phát triển giao thông đường thủy… thì không thể không nhắc đến sự đóng góp thầm lặng của những con người vẫn miệt mài sớm nắng, chiều mưa này. Sau nhiều ngày cùng lênh đênh đi vớt rác với các công nhân trên dòng kênh, PV Thanh Niên đã ghi lại được những hình ảnh công việc hằng ngày của họ Lặng thầm giữa mưa nắng trên dòng kênh ở Sài Gòn 1Anh Lương Anh Tuấn (tổ phó tổ vớt rác) đang đội mưa để chỉ dẫn cho tài xế lái xe cẩu đưa rác từ dưới ghe lên bờ Rác dưới kênh được chứa trong các xe đẩy tập kết trên bờ, khi nào nhiều, xe chuyên dụng sẽ tới ép rác, chở đi xử lý Các công nhân vớt rác cho biết ngoài vì cuộc sống mưu sinh, động lực để họ gắn bó với nghề là tình yêu nghề. Vậy nên có hôm rác nhiều, họ làm tới tối mịt mới chịu giao ca trở về nhà Anh Trương Trung Tín (25 tuổi, quê H.Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) là một trong những công nhân trẻ tuổi của tổ vớt rác. Anh Tín kể mình mới cưới vợ mấy tháng nay, tết này chắc không thể cùng vợ về quê đón tết vì anh phải ở lại Sài Gòn trực Trên mỗi ghe vớt rác có 2 công nhân, người cầm lái, người kia có nhiệm vụ vớt rác “kiêm” hướng dẫn hướng đi vì ghe tàu có thể va trúng các vật thể, gây hư hại Để dòng nước được sạch sẽ, góp phần làm cho môi trường của thành phố được trong lành, ngày ngày các công nhân vẫn âm thầm làm việc Các công nhân phải biết canh con nước lên xuống, lỡ khi nước dâng cao mà chưa trở về bến kịp thì bị mắc kẹt lại ở những cây cầu có gầm thấp Vợ chồng anh Trương Trung Tín đang lọ mọ chuẩn bị cơm nước cho anh mang lên bến tàu ăn. Anh cho biết ăn cơm vợ nấu, vừa rẻ vừa ngon Đến ca trực, anh Tín xuất phát từ phòng trọ ở gần ngã tư An Sương (Q.12) để đến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè làm việc Theo TNO