Ở lò làm táo đất duy nhất còn sót lại ở Sài Gòn, những người phụ nữ vẫn hăng say giữ lửa. Hơn 40 năm, lò gốm duy nhất còn lại ở TP.HCM của ông Trần Văn Tiếp vẫn ngày ngày đỏ lửa bên dưới chân cầu Rạch Cây. Ở đây, nhiều nghệ nhân vẫn say sưa với công việc truyền và giữ lửa cho đất. Nhiều chị em phụ nữ lấy công việc làm gốm làm nghề chính để nuôi gia đình. Với họ ngày nào lửa trong lò còn cháy là lòng yêu nghề và hăng say với công việc của họ cũng bừng cháy như những ngọn lửa kia. Cơ sở lò gốm Năm Tiếp nằm trên diện tích đất hơn 2.000 m2, có hơn 30 nhân công làm việc thường xuyên, trong đó với hơn chục người là phụ nữ, nhiều người gắn bó với lò gốm đã vài chục năm nay. Tuy công việc phải tiếp xúc nhiều với khói bụi và lửa nóng nhưng những người phụ nữ nơi đây vẫn gắn bó với nghề. Để cho ra những lò đất bền, đẹp, sắc màu tươi sáng, thợ gốm phải là là người có bàn tay khéo léo nhất Chị Đặng Thị Rớt làm công việc đốt lò đã gần 5 năm. Công việc của chị bắt đầu từ 6h00 đến 18h00. Chị chia sẻ: “Hằng ngày, chị phụ trách việc đốt lò, lò đốt lửa liên tục suốt 30h đồng hồ sẽ cho ra sản phẩm. Người đốt lò phải có nhiều kinh nghiệm, biết điều chỉnh lửa trong lò để sản phẩm sau khi ra lò phải thật đẹp mà không bị chai, không bị vỡ”. Để cho ra sản phẩm lò gốm đẹp mắt, người thợ nặn lò phải hết sức khéo tay, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Sau khi lò gốm được phơi khô, nung chín sẽ được bọc khung sắt để tăng độ bền. Cô Nguyễn Thị Ngọc Kiều (51 tuổi) cho biết: “khung của lò được cắt ra từ những thùng nhôm, sau đó đập dẹp, cán thẳng ra rồi tạo thành khung. Công đoạn này tuy dễ làm nhưng thường xuyên bị chảy máu tay vì nhôm đâm vào tay, có khi không cẩn thận bị búa đập trúng tay”. Để cho ra sản phẩm lò gốm đẹp mắt, người thợ nặn lò phải hết sức khéo tay, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Sau khi lò gốm được phơi khô, nung chín sẽ được bọc khung sắt để tăng độ bền. Những mảnh nhôm sắt nhọn dễ làm chảy máu tay nên những thợ bọc khung phải đeo bao tay bảo vệ. Để tạo ra được nhưng chiếc khung hoàn hảo tạo ra nhưng chiếc lò gốm đẹp, các cô phải rất tỉ mỉ trong nhiều công đoạn. Công việc của các cô kéo dài từ 5 giờ sáng đến 17 giờ. Mỗi sản phẩm lò gốm làm ra phải trải qua nhiều công đoạn. Đất sau khi nhập về sẽ được ngâm nước để lắng bỏ tạp chất, nhào trộn với than trấu cho đến khi đất nhuyễn, sau đó tạo hình cho sản phẩm, nung, đóng khung và xuất ra thị trường ở nhiều tỉnh như An Giang, Quy Nhơn, Bình Định, Gia Lai. Không chỉ là nơi lưu giữ một nghề độc đáo ở Sài Gòn. Nơi đây còn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người nghèo khó, một số người thợ đã ngoài 60, 70 tuổi. Bên cạnh những chiếc lò gốm bắt mắt thì những chiếc khung sắt từ đôi tay của những người phụ nữ góp phần làm tăng thêm độ bền. Thương hiệu lò gốm Năm Tiếp được nhiều người biết đến. Trung bình mỗi tháng cơ sở của ông tung ra thị trường khoảng 20.000 sản phẩm. Thu nhập của mỗi người thợ được khoảng 5 đến 6 triệu đồng/tháng, giúp họ có tiền để trang trải cuộc sống. Nguồn: Vinh Sơn