Bị bệnh và được một vị lang y tận tình cứu chữa, sau khi khỏi bệnh, ông xin phụ thầy được phụ việc, học nghề trong phòng khám từ thiện của thầy. Mãn khóa học với thầy, ông còn đi khắp các trung tâm trị bệnh từ thiện khác “tầm sư học đạo” thu nhặt kinh nghiệm cho bản thân. Hiện tại, ông dành phần lớn thời gian chữa bệnh từ thiện cho những người dân nghèo trong khu phố và trong các trung tâm chữa bệnh từ thiện. Một trong những căn bệnh ông đặc biệt quan tâm trong quá trình chữa bệnh từ thiện cho bệnh nhân là bệnh đau tức ngực. Học nghề thuốc nhờ được chữa khỏi bệnh Chúng tôi gặp vị “lang y vườn” Nguyễn Văn Công, 54 tuổi, tại Phòng khám từ thiện đình Đông Phú, phường 16, quận 8, TP.HCM, trong một buổi chiều muộn, khi thầy cùng các lương y khác đang trị bệnh từ thiện cho bệnh nhân tại đây. Dù mới mở được gần ba tháng, nhưng phòng khám luôn đông nghịt bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo. Cùng với các lương y khác, vị lương y quê Thái Bình này luôn tất bật với công việc khám bệnh cho bệnh nhân. Chính tình cảm, tâm huyết ấy đã kéo ông theo nghiệp chữa bệnh từ thiện này. Lương y Nguyễn Văn Công tại phòng khám từ thiện đình Đông Phú. Chia sẻ về mối lương duyên của mình với nghiệp thuốc, ông cho biết, ông đến với nghiệp thuốc muộn màng. Trước đây, nghề chính của ông là bỏ mối dầu. “Ngày đó công nhân khu công nghiệp thường dùng bếp dầu là nhiều. Tôi lấy dầu từ cây xăng đi bỏ mối cho các cửa hàng tạp hóa. Công việc làm ăn cũng tàm tạm, có đồng ra đồng vào cho các con ăn học và sinh hoạt gia đình. Thế nhưng, công việc đang tiến triển thuận lợi, khoảng năm 2006, tôi thấy trong người có dấu hiệu mệt mỏi, đau ở vùng cổ, khiến vùng cổ bị cứng, không thể quay đi quay lại được. Tôi đi bệnh viện thăm khám và được kết luận bị gai cột sống cổ. Trong vòng 4 tháng sau đó, tôi uống thuốc và và điều trị ở bệnh viện. Hiệu quả được khoảng 70%. Cũng thời gian đó, nghe tin ở chùa Bửu Sơn, quận 5, có một phòng khám từ thiện chữa rất hay về bệnh cột sống, tôi đến chữa với các thầy. Tôi thật bất ngờ vì trong lần đầu tiên chữa bệnh, tôi đã thấy hiệu quả tức thì và trong khoảng một thời gian ngắn sau thì bệnh của tôi hết hẳn”, lương y Công tâm sự Cảm kích trước những tấm lòng bồ tát của các vị lương y chữa bệnh từ thiện và được chữa hỏi bệnh, ông đã xin các thầy cho mình được theo học nghề nhằm chữa bệnh cứu người. Thấy bệnh nhân có tấm lòng tha thiết, thật tâm, các thầy ở trung tâm đã cho ông được phụ các thầy trong việc chữa bệnh và học nghề. Sau ba năm học ở chùa Bửu Sơn, ông đã thành thạo các huyệt đạo và việc bấm huyệt chữa bệnh. “Sau đó, qua tìm hiểu, tôi đến các trung tâm khám bệnh từ thiện để phụ các thầy và học thêm về châm cứu. Tôi đi nhiều trung tâm học hỏi kinh nghiệm, nhưng lâu nhất là một trung tâm khám bệnh từ thiện ở Biên Hòa. Bởi ở đó, các thầy khám bệnh từ thiện rất nhiều và trị bệnh rất tâm huyết. Hằng ngày có hàng trăm lượt bệnh nhân đến thăm khám, bởi thế, tôi cũng có nhiều kinh nghiệm để trị bệnh cho bệnh nhân. Được làm việc và học hỏi với những lương y chữa bệnh từ thiện thực là tốt. Bởi, những người chữa bệnh từ thiện họ không bao giờ giấu bí-kíp trong nghề, mà tận tình chỉ dạy để mình chóng thành nghề để chữa bệnh cho bệnh nhân. Vì với họ, bệnh nhân mới là người họ nhắm đến. Bệnh nhân mới là đối tượng họ lưu tâm, chứ không phải chuyện bí-kíp nghề nghiệp”, lương y Công cho hay. Tôi thích đến các phòng khám từ thiện học hỏi, bởi ở đó, các thầy khám bệnh từ thiện rất nhiều và trị bệnh rất tâm huyết. Hằng ngày có hàng trăm lượt bệnh nhân đến thăm khám, bởi thế, tôi cũng có thêm nhiều kinh nghiệm để trị bệnh cho bệnh nhân. Được làm việc và học hỏi với những lương y chữa bệnh từ thiện thực là tốt, bởi những người chữa bệnh từ thiện họ không bao giờ giấu bí-kíp trong nghề, mà tận tình chỉ dạy để mình chóng thành nghề để chữa bệnh cho bệnh nhân. Vì với họ, bệnh nhân mới là người họ nhắm đến, bệnh nhân mới là đối tượng họ lưu tâm, chứ không phải chuyện bí-kíp nghề nghiệp”, vị lang y vườn chia sẻ. Từ một người là lao động chính của gia đình, sau biến cố bị bệnh đến nay đã gần 10 năm, cuộc sống ông chỉ xoay quanh việc học thuốc và đây đó trị bệnh cho bệnh nhân nghèo. “Mấy tháng trước, khi phòng khám từ thiện đình Đông Phú được thành lập, các cán bộ phường 16, quận 8, đặt vấn đề mời tôi tham gia chữa bệnh từ thiện tôi nhận lời ngay. Gần 10 năm nay, tôi đã chẳng hề kiếm được đồng tiền nào cho vợ lo chuyện sinh hoạt gia đình, thì nay nghĩ tới việc đó làm gì. Từ ngày tôi đi chữa bệnh từ thiện, gia đình tôi vẫn bình an, thế là tôi vui rồi”, ông mỉm cười vô tư. Nói về việc khám bệnh từ thiện của mình, lương y Công vui vẻ cho biết, ông không khám bệnh vì mục đích kinh tế, làm ăn, chỉ những người dân lao động nghèo trong khu phố, trong phường, những ai nghe tiếng ông trị bệnh từ thiện hiệu quả là đến nhờ thì ông bấm huyệt, châm cứu trị bệnh cho. Bởi thế, những người đã được ông chữa bệnh từ thiện cứ truyền tai nhau về tài chữa bệnh của ông và rủ nhau tới chữa. Với những bệnh nhân đến nhờ mình, dù chữa bệnh từ thiện, ông vẫn luôn niềm nở, vui tươi chào đón như chính ông đã được vị thầy tận tâm chữa trị khi bị bệnh. Bệnh nhân bị tức ngực lâu năm được chữa khỏi Đó là trường hợp của chị Phan Thị Hồng Phượng, khu phố 3, phường 16, quận 8, TP.HCM. Chị Phượng là đầu bếp nấu ăn cho một trường mầm non gần nhà. “Cách đây ba năm, tôi bị bệnh đau tức ngực. Cứ nghĩ rằng, có thể do mình uống các chất kích thích như trà, cà phê thường xuyên, không an tâm, tôi đến một bệnh viện tư để khám nhưng các bác sỹ không phát hiện tôi bị bệnh gì. Nhưng những cơn tức ngực tiếp tục hành hạ tôi và tình trạng đó diễn ra ngày một nhiều hơn, đến nỗi có lúc, tôi gần như bị ngất xỉu đi khi làm việc. Tôi lại đi một bệnh viện công để khám, các bác sỹ vẫn không phát hiện tôi bị bệnh gì. Thế nên, tôi phải sống chung với những triệu chứng đó”, chị Phượng chia sẻ. Chị Phan Thị Hồng Phượng chia sẻ với PV. Hai tháng trước, chị Phượng thấy ở vùng gáy mình xuất hiện thêm triệu chứng đau nhức. Nghe người bạn truyền tai về thầy Công trị bệnh đau nhức hiệu quả nên chị Phượng tìm đến nhờ thầy giúp đỡ. Và, chỉ sau một lần chữa trị, chị Phượng đã không còn cảm giác đau nhức vùng gáy nữa. “Trong quá trình bấm huyệt chữa bệnh, tôi thấy chị Phường có triệu chứng khí huyết hư, nhưng chưa kịp hỏi chị bị bệnh gì. Nghĩ rằng ngày mai chị ấy sẽ tới chữa bệnh tiếp nên tôi không hỏi và chữa bệnh đau nhức vùng gáy cho chị. Không ngờ, do vùng cổ tôi bấm huyệt một lần, cảm thấy đỡ đau nên chị ấy không tới nữa. Thế nên tôi nhắn tin cho người bạn của chị ấy, có phải chị ấy bị bệnh gì khác nữa không, vì trong khi bấm huyệt, tôi thấy “có vấn đề””, lương y Công mỉm cười nhớ lại. Lập tức trong buổi chiều hôm ấy, sau giờ làm, chị Phượng tới nhà vị lương y. Chị đem câu chuyện bị bệnh của mình chia sẻ với ông, rằng chị đã đi hai bệnh viện, các bác sỹ thăm khám, xét nghiệm, điện tâm đồ mà không xác định được bệnh của chị, và thầy chỉ là “thầy lang vườn” thì có lẽ cũng không thể chữa trị được. Nghe chị Phượng nói xong, lương y Công mỉm cười nói rằng ông biết căn bệnh của chị và ông có thể chữa được cho chị. Nghe ông nói thế, chị Phượng mừng như mở cờ trong bụng. Và đúng thật, sau ba bốn ngày bấm huyệt, chị đã thấy hậu quả tức thì, vùng ngực của chị không bị đau tức nữa. Chị không còn bị khó thở, không còn bị ngất khi làm việc nữa. Chỉ sau một tuần được thầy châm cứu chữa trị, chị đã cảm thấy sức khỏe hồi phục bình thường, chị đi làm và sinh hoạt bình thường, không khó khăn như trước nữa. Về những trường hợp bệnh nhân bị đau tức ngực như chị Phượng, lương y Công chia sẻ, bệnh đau tức ngực thì do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên đó có thể là do viêm màng phổi, các bệnh về tim mạch hoặc các bệnh về dạ dày gây nên. Hay đó có thể do ăn uống phải những đồ sống lạnh, cũng có thể do những yếu tố ngoại cảnh như phong hàn, phong thấp làm hư tì, dẫn đến khí hư, đình trễ, không lưu thông được mà gây nên đau tức vùng ngực. Những triệu chứng ở bệnh nhân bị căn bệnh này là cảm thấy bị tức ngực, khó thở. Vị trí đau thường sau xương ức, đột ngột làm bệnh nhân đang gắng sức phải ngừng lại ngay. Bệnh nhân có cảm giác tức ngực như có gì bóp, có gì đè chèn sau xương ức hoặc phía bên quả tim. Trường hợp khác, cơn đau xuất hiện bên phải vùng thượng vị khiến bệnh nhân nhầm là cơn đau dạ dày cấp. Khi thấy mình có những triệu chứng đó, bệnh nhân phải lập tức đến thầy thuốc, bệnh viện để được thăm khám và được chữa trị kịp thời. Vì nếu để lâu ngày căn bệnh sẽ gây những biến chứng nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Về phương pháp điều trị bệnh của mình, lương y Công chỉ lưu ý một cách ngắn gọn, đó là phương pháp kết hợp giữa dưỡng châm, châm cứu và bấm huyệt, không thể diễn tả tỉ mỉ cụ thể được. Và tùy vào bệnh nhân mà có những điều trị khác nhau. Ông cũng đưa lời khuyên cho các bệnh nhân bị các chứng bệnh này, đó là không nên ăn đồ sống lạnh, không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh và tuân thủ các chỉ dẫn của thầy thuốc khi điều trị. Nguồn: THÀNH GIÁP