Khi khoảng không đường lạnh, người thưa, mọi thứ dần lùi. Trên hè phố, những đóm sáng bắt đầu nhập nhằng. Rất dửng dưng & không lối rẽ. Đó là những hình ảnh “mưu sinh” bình dị và cực nhọc bạn vẫn thường bắt gặp ở đường phố Sài Gòn trong đêm “khuya lơ khuya lắc”. Hình ảnh trên không phải là hiếm ở trung tâm thành phố hơn 300 tuổi như Hồ Chí Minh. Quận 1, quận 3 là phổ biến. 12h, những phận già “mình trần” “chui” xuống những cống rãnh của đường phố để múc “phế thải”. 24h, thời điểm chuyển giao một ngày, khi thành phố bắt đầu “chìm” trong giấc ngủ…thì đó cũng là cuộc hành trình “mưu sinh” của những phận người làm nghề dọn cống rãnh làm việc. Trong ánh đèn khuya nhập nhà, đâu đấy lác đác vài bóng người mình mẩy như “nhộng” nhễ nhãi sương đêm vẫn hì hục xách tưng xô nước bùn cặn “ngát” mùi thum thủm dưới lòng đất. Không khẩu trang, vật dụng bảo hộ, không chút lo toan sức khóe, họ cứ thế cần mẫn “trắng” đêm này qua đêm khác. Dường như ai cũng hiểu đó là “nghiệp nghề” mà mình đã gắn “trao thân gửi phận”. Nhẫn nhại múc từng xô chất bẩn từ dưới lòng đất đưa lên trên. Đây như một nghề “mưu sinh” độc nhất giữa Sài Gòn phồn hoa. Cực và gian nan thế nhưng mấy ai thấu? Và chỉ cần thử một lần xuống phố trắng đêm sẽ không còn lạ những phận người hầm hiu như vậy. Thời gian, bao “chiến công” thầm lặng những “phu” lao công cống rãnh được tạc nên trong sự an vui và bình yên trên mỗi con đường. Ngập lụt, kẹt xe,… cũng thư thư. Xong rồi, họ lại tiếp tục quy trình “hì hà hì hục” cặm cụi múc tiếp. Hỏi ra mới biết, nghề là vậy nhưng thu nhập cũng chả là bao. Một chú năm nay đã trạc 50 tuổi, có gần 15 năm trong nghề tâm sự: Làm quần quật từ 23h đến 4-5 sáng hôm sau nhưng lương cũng chỉ ngang ngửa những người làm việc ban ngày. 5 triệu là khoảng lương họ thu về sau hành trình 1 đêm. Cũng bởi thế nên nghề này chỉ phù hợp cho những phận già. Thanh niên trai trẻ chưa ai bám nghề sau vài ngày làm việc. Có lẽ sau khi xem xong những hình ảnh này dưới đây được phóng viên ghi lại ở một con đường trên phường Bến Nghé (quận 1, TP.HCM) chúng ta sẽ thấy mình hạnh phúc & may mắn hơn những ai đó. Cứ thế, hành trình “mưu sinh” theo vòng quay nghiệt ngã mà họ trót mang. Chất thải sẽ được các cô (chú) lao công thu gom đem đi xử lí. Theo Facebook Hà Kiều