Sài Gòn – Cảnh sống “rợn người” giữa trung tâm đô thị


Sẽ có một chiến dịch di dời hàng nghìn căn nhà ổ chuột ở nhiều quận, huyện trên địa bàn Sài Gòn  được thực hiện trong năm nay.


Ông Nguyễn Hồng, 62 tuổi sống tại hẻm 283/19 đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, dưới chân cầu Băng Ky đã hơn 10 năm.

Ông cho biết nơi này quanh năm hôi thối, muỗi, chuột chạy khắp nơi. Rất nhiều đứa trẻ trong khu này thường xuyên bị sốt xuất huyết. Ngay cả cháu gái ông cũng vừa nhập viện Gia Định được 3 ngày. Đến chiều ông lại vào viện đem cơm nước cho người thân ở nuôi bé.

Thường ngày, người ta cứ thấy ông mang các loại dụng cụ tự chế ra ngồi ở gần bờ kênh để rình bắn chuột. Ông bảo không dám dùng thuốc sợ gà vịt ăn trúng. Ông phải canh bắn như thế này, cũng đỡ nhiều. “Ở nơi này ý thức người dân kém, mặc dù những người thu gom rác vào tận nơi nhưng người ta cứ tiện tay là ném xuống sông”, ông nói.

Tại một cuộc họp mới đây, lãnh đạo UBND TP.HCM cho rằng người dân vẫn tiếp tục xả “những thứ khó nói” xuống các dòng kênh, rạch. Do vậy, trong năm nay, thành phố sẽ thực hiện chiến dịch di dời hàng nghìn hộ dân sống ven kênh, rạch nhằm chỉnh trang đô thị.

sai-gon, canh-song-ron-nguoi-giua-trung-tam1

Một người dân sống ở đây cho biết phải chấp nhận sinh sống với hôi thối chứ giờ không biết làm gì hơn. Nghe đâu trong năm 2016 nơi này sẽ di dời giải tỏa hết toàn bộ các căn hộ ven kênh này. Chúng tôi hy vọng sẽ có cuộc sống tốt hơn, đảm bảo sức khỏe hơn cho con cháu, vị này nói.

sai-gon, canh-song-ron-nguoi-giua-trung-tam 2

Hàng ngày, trong dòng nước đen bẩn thỉu và hôi thối này, nhiều người dân vẫn phải mưu sinh bằng cách vớt bèo bán cho những hộ chăn nuôi heo. Khi đi ngang qua con kênh này, mọi người đều phải nín thở…

sai-gon, canh-song-ron-nguoi-giua-trung-tam 4

sai-gon, canh-song-ron-nguoi-giua-trung-tam 5

Nhìn những hình ảnh trên, nhiều người dân cho biết nơi này quanh năm hôi thối, muỗi mòng, chuột chạy khắp nơi. Rất nhiều đứa trẻ trong khu này thường xuyên bị sốt xuất huyết.

sai-gon, canh-song-ron-nguoi-giua-trung-tam 6

“Ở nơi này ý thức người dân kém, mặc dù những người thu gom rác vào tận nơi nhưng người ta cứ tiện tay là ném xuống sông. Thậm chí đầu phía nguồn có xí nghiệp nào đó cứ xả nước thải ra đỏ cả dòng kênh. Tiền của nào Thành phố nạo vét cho xuể. Chính quyền phải tăng cường vận động hơn nữa để người dân nâng cao ý thức, chứ nạo vét xong mà cứ xả rác bừa bãi thì đâu lại vào đó thôi”, một người dân sống tại bờ Kênh Tẻ cho biết.

sai-gon, canh-song-ron-nguoi-giua-trung-tam 7

Với cuộc sống như thế này, hàng năm đã xảy ra không biết bao nhiêu tai nạn thương tâm, nhất là các em bé nhỏ bị trượt ngã xuống dòng kênh.

 Một đoạn kênh Tham Lương, đoạn chảy qua cầu Trường Đai, Gò Vấp


Một đoạn kênh Tham Lương, đoạn chảy qua cầu Trường Đai, Gò Vấp

Cặp chiếc ghe vào "bến", ông Út Minh gắn bó với bến nước này cũng đã lâu nhưng không có nhà cửa, suốt ngày ở trên ghe. Ông cho biết, người dân quanh đây nhiều nhà đã nhận bồi thường và chuyển đi chỗ khác. Một vài người còn ở lại để gắn bó thêm một thời gian nữa với cái chợ sát mé sông này. "Từ khúc này chạy dài tới cầu Rạch Ông (đường Trần Xuân Soạn, quận 7) người ta bắt đầu nhận tiền giải tỏa hết rồi. Tôi thì chỉ muốn gắn bó với nơi này thôi. Lớn tuổi rồi, lên bờ không biết làm nghề gì, tới đâu hay tới đó", ông buồn bã tâm sự.

Cặp chiếc ghe vào “bến”, ông Út Minh gắn bó với bến nước này cũng đã lâu nhưng không có nhà cửa, suốt ngày ở trên ghe. Ông cho biết, người dân quanh đây nhiều nhà đã nhận bồi thường và chuyển đi chỗ khác. Một vài người còn ở lại để gắn bó thêm một thời gian nữa với cái chợ sát mé sông này. “Từ khúc này chạy dài tới cầu Rạch Ông (đường Trần Xuân Soạn, quận 7) người ta bắt đầu nhận tiền giải tỏa hết rồi. Tôi thì chỉ muốn gắn bó với nơi này thôi. Lớn tuổi rồi, lên bờ không biết làm nghề gì, tới đâu hay tới đó”, ông buồn bã tâm sự.

 Cô Mười Lan, 62 tuổi, làm nghè chèo thuyền đưa khách trên sông từ thời còn trẻ tới nay. Cô có nhà trên bờ nhưng vẫn yêu thích và gắn bó với nghề chèo thuyền này. Sau giờ chèo đò, lúc rảnh cô lại lượm bọc người người ta vứt bỏ sau khi đựng rau để rửa lại, giặt sạch, phơi khô bán lại cho quán."Mai này người ta giải tỏa, xây dựng chắc sẽ còn đẹp hơn. Tôi cứ ráng đợi đến ngày đó", cô Lan nói.


Cô Mười Lan, 62 tuổi, làm nghè chèo thuyền đưa khách trên sông từ thời còn trẻ tới nay. Cô có nhà trên bờ nhưng vẫn yêu thích và gắn bó với nghề chèo thuyền này. Sau giờ chèo đò, lúc rảnh cô lại lượm bọc người người ta vứt bỏ sau khi đựng rau để rửa lại, giặt sạch, phơi khô bán lại cho quán.”Mai này người ta giải tỏa, xây dựng chắc sẽ còn đẹp hơn. Tôi cứ ráng đợi đến ngày đó”, cô Lan nói.

Đứng trên cầu kênh Tẻ (quận 4) dễ dàng để quan sát dọc theo con kênh này là hàng dài các căn nhà ổ chuột, ven kênh trông nhếch nhác. Tình trạng này đang diễn ra tại nhiều kênh, rạch trên địa bàn thành phố.

Đứng trên cầu kênh Tẻ (quận 4) dễ dàng để quan sát dọc theo con kênh này là hàng dài các căn nhà ổ chuột, ven kênh trông nhếch nhác. Tình trạng này đang diễn ra tại nhiều kênh, rạch trên địa bàn thành phố.

 Chạy dọc con đường Phạm Thế Hiển quận 8 hầu như chưa có nhiều nhà được đền bù, giải tỏa, nhà cửa còn liền kề, san sát.


Chạy dọc con đường Phạm Thế Hiển quận 8 hầu như chưa có nhiều nhà được đền bù, giải tỏa, nhà cửa còn liền kề, san sát.

Sau khi một số nhà tháo dỡ, dời đi nơi khác, đoạn đường Trần Xuân Soạn cặp theo mé kênh Đôi càng lộ ra vẻ nham nhở, sập sệ, nhiều nơi rác thải vứt lại bừa bộn, dập dềnh.

Sau khi một số nhà tháo dỡ, dời đi nơi khác, đoạn đường Trần Xuân Soạn cặp theo mé kênh Đôi càng lộ ra vẻ nham nhở, sập sệ, nhiều nơi rác thải vứt lại bừa bộn, dập dềnh.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, trong số khoảng 2.000 căn nhà trên và ven kênh, rạch sẽ được di dời trong năm 2016, có 586 căn thuộc 8 dự án đang thực hiện dở dang ở các quận 4, 7, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Tân; 1.832 căn thuộc 4 dự án đã có chủ trương đầu tư, triển khai trong năm 2016 ở các quận 5, 6, 8, Tân Phú, Bình Thạnh.

Mục tiêu đến năm 2025, TPHCM sẽ hoàn thành di dời khoảng 20.000 hộ dân đang sống trên và ven kênh rạch; riêng giai đoạn 2016-2020 sẽ di dời 60% con số trên.

Trong vòng 5 năm tới, thành phố sẽ tập trung di dời hàng ngàn căn nhà ven 5 tuyến kênh rạch chính là Tàu Hũ – Bến Nghé, kênh Đôi – Tẻ, Tân Hóa – Lò Gốm, Nhiêu Lộc – Thị Nghè và Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên. Tổng số vốn đền bù, giải tỏa khoảng 12.400 tỷ đồng.

Với chủ trương kêu gọi đầu tư thực hiện di dời, tái định cư nhà trên và ven kênh rạch bằng hình thức xã hội hóa, để huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia thì việc có các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư là điều hết sức cấp bách và cần thiết để đẩy nhanh tiến độ giải tỏa, di dời..

Với chủ trương kêu gọi đầu tư thực hiện di dời, tái định cư nhà trên và ven kênh rạch bằng hình thức xã hội hóa, để huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia thì việc có các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư là điều hết sức cấp bách và cần thiết để đẩy nhanh tiến độ giải tỏa, di dời..

 Trong giai đoạn 2011 - 2015, thành phố đặt chỉ tiêu di dời 13 nghìn căn nhưng chỉ mới di dời được khoảng ba nghìn căn, một kết quả rất thấp.


Trong giai đoạn 2011 – 2015, thành phố đặt chỉ tiêu di dời 13 nghìn căn nhưng chỉ mới di dời được khoảng ba nghìn căn, một kết quả rất thấp.

 Sở Xây dựng đề xuất thành phố sẽ bán đấu giá tạo vốn gần 8.300 căn hộ và nền đất, trong đó quỹ nhà đất tái định cư đã hoàn thành khoảng hơn 1.500 căn hộ, nền đất và quỹ nhà đất dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016 - 2020 là hơn 6.700 căn hộ, nền đất.


Sở Xây dựng đề xuất thành phố sẽ bán đấu giá tạo vốn gần 8.300 căn hộ và nền đất, trong đó quỹ nhà đất tái định cư đã hoàn thành khoảng hơn 1.500 căn hộ, nền đất và quỹ nhà đất dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016 – 2020 là hơn 6.700 căn hộ, nền đất.

Những ngôi nhà nằm lấn ra cả lòng kênh, rạch. Hiện trạng lấp kênh, rạch làm nhà vẫn tiếp diễn tại một số quận - huyện do người dân chờ nhận tiền đền bù và nhà tái định cư quá lâu.

Những ngôi nhà nằm lấn ra cả lòng kênh, rạch. Hiện trạng lấp kênh, rạch làm nhà vẫn tiếp diễn tại một số quận – huyện do người dân chờ nhận tiền đền bù và nhà tái định cư quá lâu.

Để đẩy nhanh tiến độ di dời nhà ven kênh, rạch trong giai đoạn 2016- 2020, UBND TP.HCM đã giao Sở Xây dựng phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra quỹ nhà, đất tái định cư hiện có, xác định số căn hộ và nền đất dôi dư chưa có nhu cầu bố trí để có thể đề xuất bán tạo nguồn vốn giải phóng mặt bằng.

Riêng phương án tạo vốn để đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư, Sở Xây dựng đề xuất thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn và có chính sách ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng quỹ nhà.

Đẩy nhanh xã hội hóa đầu tư, giao quỹ đất công tại địa bàn cho quận, huyện quản lý và khai thác tạo nguồn vốn phát triển quỹ nhà theo hướng đấu giá đất để tái đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư, hoặc mời gọi nhà đầu tư tham gia xây dựng quỹ nhà sau đó bán lại cho thành phố.

Gia Khang
Theo Trí thức trẻ


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: