Họ đều là thiếu nữ tuổi 16 trăng tròn. Cả hai cùng nằm một phòng và đều mắc một căn bệnh quái ác: ung thư xương. Cuộc sống của trẻ bụi đời bán dâm ở Sài Gòn Chuyện tình đẹp như phim của cặp đôi tí hon bán vé số ở Sài Gòn Thanh vừa đùa giỡn, vừa đút thức ăn cho người bạn của mình – Ảnh: NGỌC HIỂN Trần Thị Thanh – cô bé người Hà Tĩnh vô Sài Gòn bán vé số với ước mộng kiếm đủ tiền mua một chiếc xe đạp điện mang về quê để đi học lớp 10. Nào ngờ, mới đi bán được một tuần, chân em tê cứng không đi được nữa, bác sĩ thông báo em bị ung thư. Vào bệnh viện, nhiều đêm em thức trắng mà nước mắt hai hàng bởi em chưa chấp nhận được sự thật. Cho đến một hôm, cánh cửa phòng bệnh của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM mở ra, đứng trước Thanh là một cô bé xinh xắn cũng mang một nỗi đau như mình. Đó là Nguyễn Mỹ Hiếu. Thanh ngộ ra bất hạnh mà em oán trách số phận bấy lâu không chỉ riêng mình phải đối mặt, mà còn có Hiếu, ít nhất trong căn phòng này. Hình ảnh hai cô bé xinh xắn, gắn bó bên nhau để vượt qua những tháng ngày dài trong bệnh viện đã viết nên một câu chuyện đẹp của tình bạn ở chốn tận cùng của nỗi đau nhưng cũng tràn đầy hi vọng – Ảnh: NGỌC HIỂN Từ đó, họ trở thành đôi bạn khăng khít ở chốn tận cùng của nỗi đau nhưng cũng tràn đầy hi vọng. Thanh mang lồng sắt ở chân trái, Hiếu mang lồng sắt ở chân phải, cả hai gắn bó với nhau như hình với bóng. Cả hai lên bàn mổ cùng một ngày, chung một nỗi đau, cùng san sẻ niềm vui, nỗi buồn và quan trọng hơn cả là chung một ước mơ “chữa lành bệnh rồi về quê đi học”. Mẹ Thanh, bà Đặng Thị Long, bộc bạch: “Nhờ trò chuyện, nô đùa với nhau mà cả hai đứa quên đi những âu lo của bệnh tật, giờ hiếm khi nó khóc lắm”. Bác sĩ Lê Văn Thọ, phó trưởng khoa bệnh học cơ – xương – khớp (Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM), cho biết cả hai em phải mang lồng sắt trong hai năm suốt quá trình điều trị ung thư xương. Cũng có lúc, Thanh nói em “ghét Sài Gòn” bởi lúc đi hai chân nhưng lúc về lại “bốn chân” trong khi giấc mộng mua một chiếc xe đạp điện để đi học lại chưa thành – Ảnh: NGỌC HIỂN Từ khi có Hiếu, Thanh không còn nằm úp mặt khóc hằng đêm như trước – Ảnh: NGỌC HIỂN Hai người bạn sát cánh bên nhau, san sẻ cho nhau dù là niềm vui hay nỗi buồn – Ảnh: NGỌC HIỂN Hiếu muốn ăn ốc, nhưng tay phải của em đang truyền máu nên không cử động được, Thanh ngồi bên bạn gỡ từng con ốc đưa cho Hiếu – Ảnh: NGỌC HIỂN Bố Hiếu về quê, bà Đặng Thị Long (mẹ Thanh) chăm sóc luôn người bạn của con gái mình – Ảnh: NGỌC HIỂN Hai người mẹ chung một âu lo khi cùng chờ hai đứa con trước phòng phẫu thuật – Ảnh: NGỌC HIỂN Thanh đeo lồng sắt chân trái, Hiếu đeo lồng sắt chân phải và dùng chung một đôi nạng – Ảnh: NGỌC HIỂN Gắn bó với nhau như hình với bóng – Ảnh: NGỌC HIỂN Chiều chiều, cả hai thường dắt nhau ra hành lang “tám” đủ thứ chuyện từ tuổi thơ, chuyện học hành đến cả chuyện “yêu đương” đầy thơ mộng như chưa hề có những nỗi đau! – Ảnh: NGỌC HIỂN Tình bạn chính là sức mạnh để cả hai cùng nhau vượt qua nỗi đau của căn bệnh ung thư quái ác – Ảnh: NGỌC HIỂN Theo TTO