Bia thủ công với nhiều biệt danh ngộ nghĩnh ở Sài Gòn


‘Xấu mà chảnh’, ‘Lùn mà láo’… là tên của những cốc bia được sản xuất, chế biến thủ công đang trở thành trào lưu trong Sài Gòn .

Trong các quán bar nhỏ, ở những nhà hàng và trong các góc sân sau nhà trên khắp thế giới, các nhà sản xuất bia âm thầm lặng lẽ tái phát minh các loại bia và làm dậy sóng trong ngành công nghiệp nổi tiếng. Tuy nhiên, việc chế biến bia thủ công ra đời đang tạo nên trào lưu mới bởi sự độc đáo cả về hình thức và hương vị.

sai-gon-bia-thu-cong-1

Các loại bia thủ công với những tên gọi rất “kêu” khi được Việt hóa. Ảnh: Ụt Ụt quán (Trường Sa, Bình Thạnh, TP HCM).

Không giống như việc sản xuất hàng loạt, các nhà sản xuất bia thủ công phấn đấu để là duy nhất, độc lạ, đồng thời tạo ra những sáng tạo nổi bật, thường mang hơi hướng lịch sử và độc đáo trong hương vị như thêm trái cây, gia vị. Bằng cách bốc ủ nấm men theo tỷ lệ hợp lý cũng như cách gia giảm ngũ cốc, đường và hương liệu tự nhiên, phong cách của bia thủ công rất đa dạng.

Tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong Sài Gòn , bia thủ công ngày càng phổ biến. Cảnh sản xuất bia thủ công của Việt Nam đã được đưa vào như là một phương pháp khoa học, nhận được giải thưởng từ khắp nơi trên cả nước và toàn thế giới, được tờ Wall Street Journal và Forbes viết.

sai-gon-bia-thu-cong-2

Hình thức và hương vị của bia thủ công có phần cầu kỳ hơn các loại bia sản xuất hàng loạt.

Điểm độc đáo của bia thủ công là các tên gọi ngộ nghĩnh. 5 loại đang tạo trào lưu trong Sài Gòn  đều có những biệt hiệu khá “kêu” – Đừng Chọc Tao, Xấu Mà Chảnh, Lùn Mà Láo, Ngu Mà Lì và Biết Chết Liền.

Một trong những loại phổ biến nhất xuất là Xấu Mà Chảnh (tên gốc là IPA) có độ cồn cao, vị đắng cùng hương hoa bia dậy mùi. Nhiều bạn trẻ sành đồ uống trong Sài Gòn  cho rằng loại này tạo cảm giác như khi đang vui chơi trên đồng cỏ, xẻ từng múi cam, xớ quýt và tản bộ qua cánh rừng. Các đặc tính độc đáo của phong cách bia này xuất phát từ việc bổ sung các hoa bia vào trong quá trình sản xuất, tạo ra mùi hương vừa ngọt, vừa cay, vừa đắng.

Những người ưa thích vị mạch nha lại thích một ly Ngu Mà Lì (tên gốc Amber, có màu sậm). Loại bia thủ công có tên Đừng Chọc Tao (tên gốc Pale Ale của Ấn Độ) lại có vị ngọt thanh với hương trái cây dịu. Lùn Mà Láo (Blonde) lại là sự kết hợp của chanh dây, hoa nhài và hồng xiêm.

sai-gon-bia-thu-cong-3

Không gian nhà hàng container ngoài trời với món nướng phù hợp tổ chức các lễ hội bia. Ảnh: Ụt Ụt quán.

Một trong những người đầu tiên đưa bia thủ công tới Việt Nam là anh Tim Scott – người từng có thời gian dài sống ở Sài Gòn . Năm 2015, trong một bữa tiệc sinh nhật, anh Tim đã tự tay pha một lượng bia nhỏ để mời bạn bè và khách khứa. Nhận được phản hồi tích cực từ thực khách và nhờ sự trợ giúp của một người bạn có kinh nghiệm làm bia lâu năm – Mark – đến từ Chicago, Tim Scott đã quyết định làm nhiều loại bia hơn để phổ cập.

Theo Nick M/ ngoisao.net


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: