Diện mạo ‘Thiên hạ đệ nhất hùng quan’ sau một năm trùng tu


Cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng trùng tu, phục dựng di tích lịch sử quốc gia Hải Vân quan để đưa vào khai thác năm 2023.

Trung ty Hai Van quan anh 1
Hải Vân Quan được ví là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, công trình kiến trúc độc đáo này được xây dựng trên đỉnh núi Hải Vân, ở độ cao 490 m so với mực nước biển. Hải Vân Quan là một trong những cửa ải quan trọng của Việt Nam, công trình này được hoàn thành vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826).
Trung ty Hai Van quan anh 2
Trải qua nhiều biến động của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh và thiên tai khắc nghiệt làm cho di tích quốc gia này này xuống cấp nghiêm trọng.
Trung ty Hai Van quan anh 3
Tháng 12/2021, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng khởi công trùng tu, phục hồi gần nguyên trạng thành lũy phòng thủ thời Nguyễn.
Trung ty Hai Van quan anh 4
Hệ thống cửa Hải Vân quan được tu bổ theo các dấu tích nguyên gốc triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng năm 1826. Để phục hồi di tích lịch sử đặc biệt này, ccông nhân sẽ thay thế nền cổng lát đá Thanh, hệ thống cối, cổng đá Thanh, tường phía trên xây gạch vồ. Một số lô cốt thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ được giữ lại với mục đích kết nối lịch sử giữa các thời kỳ chiến tranh.
Trung ty Hai Van quan anh 5
Các kỹ sư và công nhân cho biết đây di tích quốc gia gắn liền với lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc nên việc trùng tu phải tuân thủ nghiêm ngặt về kiến trúc, kết cấu để công trình không bị “hiện đại hóa”.
Trung ty Hai Van quan anh 6
Hệ thống cửa Hải Vân được giữ nguyên. Cửa sẽ được phục hồi bằng việc tháo dỡ phần gạch xây mới phía trên, thay bằng gạch vồ, làm tường bằng đá phía dưới.
Trung ty Hai Van quan anh 7
Tương tự, cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan được trùng tu bằng việc hạ giải phần gạch phía trên. Phía tường thành cũng sẽ giữ nguyên trạng, chỉ khắc phục những vị trí hư hỏng nghiêm trọng.
Trung ty Hai Van quan anh 8
Từ năm 1945 đến 1975, nhiều hạng mục công trình quân sự được xây dựng thêm ở đây để quân lính trấn giữ con đường huyết mạch bắc nam, trong đó trên đỉnh của hai cổng Hải Vân quan và Thiên hạ đệ nhất hùng quan xây thêm những hệ thống pháo đài công sự để quan sát và đặt súng ống.
Trung ty Hai Van quan anh 9
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết do thi công trên địa hình núi cao, có độ dốc lớn, nhà thầu phải tính toán, ưu tiên hoàn thành trước một số hạng mục, như hệ thống tường chắn đất nhằm chủ động ngăn chặn tình trạng sạt lở, thi công sân đường giữa Hải Vân quan và Thiên hạ đệ nhất hùng quan để có mặt bằng xây dựng nhà Trú Sở, nhà Vũ Khố.
Trung ty Hai Van quan anh 10
Hệ thống nhà Trú Sở và nhà Vũ Khố 3 gian đang được phục hồi theo dấu tích khảo cổ và ảnh tư liệu. Đơn vị thi công đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ để kịp đưa di tích vào khai thác, phát huy giá trị theo đúng dự kiến vào giữa năm 2023.
Trung ty Hai Van quan anh 11
Ông Nguyễn Văn Bình (khách du lịch đến từ Quảng Ninh), cho biết từ lâu đã nghe nói đến Hải Vân quan, nhưng nay ông mới có dịp đến xem. “Vào Đà Nẵng du lịch, tôi thuê xe máy chở vợ lên đây nhưng công trình chưa trùng tu xong nên không được vào bên trong”, ông Bình tiếc nuối nói.
Trung ty Hai Van quan anh 12
Hải Vân quan từng bị “bỏ quên” hơn 20 năm do nằm ở khu vực chồng lấn địa giới giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế. Theo nhà chức trách, sau khi phục dựng đây sẽ là điểm đến, nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước.
Trung ty Hai Van quan anh 13
Hải Vân quan nằm trên đỉnh núi Hải Vân (khoanh đỏ). Ảnh: Google Maps.

Di tích Hải Vân quan được trùng tu, tu bổ với tổng diện tích 6.500 m2, thời gian triển khai trùng tu hai năm. Dự án có tổng kinh phí hơn 42 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh Thừa Thiên – Huế 50% và TP Đà Nẵng 50% trên tổng mức đầu tư.

Theo: Zing news


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: