Lạc vào thế giới cũ-độc-lạ giữa lòng Sài Gòn…


Có biết chăng cuộc đời của mỗi món đồ cũ cũng như một kiếp người, cũng trải qua đủ thăng trầm, cũng một thời vàng son được nâng niu để rồi trầm mặc đến lặng lẽ khi đã nhuốm màu thời gian.

Giữa Sài Gòn hiện đại, vẫn tồn tại những khu chợ đồ cũ, đôi khi chỉ là vài tấm bạt che tạm trên vỉa hè rồi cứ thế người đến người đi, mua mua bán bán cho qua ngày. Nơi đây, những món đồ cũ hờ hững nhìn người qua, cầm lên, đặt xuống, có món đợi chờ một người chủ mới, có món vẫn đầy kiêu hãnh nhớ về một thời vàng son…

1. Chợ Dân Sinh – quận 5

Nổi tiếng nhất trong giới chợ “cổ vật” Sài Gòn là chợ Dân Sinh, tọa lạc trên khu đất rộng hơn 5,000 mét vuông nằm ngay trung tâm quận 1 với 4 con đường bao quanh: Nguyễn Thái Bình, Yersin, Nguyễn Công Trứ và Ký Con.

Nổi tiếng nhất trong giới chợ “cổ vật” Sài Gòn là chợ Dân Sinh. (Nguồn: Internet)

Nổi tiếng nhất trong giới chợ “cổ vật” Sài Gòn là chợ Dân Sinh. (Nguồn: Internet)

Đến đây, người ta sẽ dễ bị choáng ngợp trong một không gian xưa cũ lại có phần rờn rợn khi những món đồ thuộc kỉ vật chiến tranh như: nón cối sắt, giày bốt, thắt lưng của lính Mỹ thời chiến, quân trang – quân dụng có xuất xứ từ Campuchia, hàng chiến tranh vùng Vịnh… được bày bán khắp nơi như chực bủa vây khách vãng lai.

 Nón cối sắt, giày bốt, thắt lưng của lính Mỹ thời chiến, quân trang – quân dụng có xuất xứ từ Campuchia, hàng chiến tranh vùng Vịnh... (Nguồn: Internet)


Nón cối sắt, giày bốt, thắt lưng của lính Mỹ thời chiến, quân trang – quân dụng có xuất xứ từ Campuchia, hàng chiến tranh vùng Vịnh… (Nguồn: Internet)

Chợ Dân Sinh trầm lắng, đôi khi lạnh lẽo đến rợn người, có lẽ vì một phần những kí ức còn đọng lại trong mỗi món cổ vật. Đó là những xấp ảnh của những người không rõ tông tích với đôi mắt sống động như thật, là chiếc điện thoại bàn kiểu cũ có đôi vết hoen ố, là những món đồ trông như thể chỉ cần chạm một cái thôi là gãy đôi nhưng vẫn nằm đó ngày qua ngày…

 Những chiếc đồng hồ nằm im lìm như thì thầm kể những câu chuyện từ xa xưa. (Nguồn: Internet)


Những chiếc đồng hồ nằm im lìm như thì thầm kể những câu chuyện từ xa xưa. (Nguồn: Internet)

Đôi khi khách chợ Dân Sinh đều có mục đích mua bán cụ thể. Vì thế, chợ thường không có nhiều khách và vẫn giữ được một góc trầm lắng của riêng nó.

2. Chợ đồ công nghệ cũ Nguyễn Kiệm – quận Gò Vấp

Đi trên con đường một chiều Nguyễn Kiệm, càng gần về Ngã Năm Chuồng Chó, người ta sẽ dễ dàng bắt gặp khung cảnh khá bừa bộn của những gian hàng tạm bợ và cửa hàng chất đầy những món đồ công nghệ cũ và cả những món hàng không tên không tuổi khác nữa.

 Khung cảnh khá bừa bộn của những gian hàng tạm bợ và cửa hàng chất đầy những món đồ công nghệ cũ và cả những món hàng không tên không tuổi khác. (Nguồn: Internet)


Khung cảnh khá bừa bộn của những gian hàng tạm bợ và cửa hàng chất đầy những món đồ công nghệ cũ và cả những món hàng không tên không tuổi khác. (Nguồn: Internet)

Không biết có mặt ở Sài Gòn tự bao giờ, chợ đồ công nghệ cũ Nguyễn Kiệm luôn mang cái vẻ bừa bộn, luộm thuộm nhưng chân chất, dễ chịu như một người nhà quê. Đủ tầng lớp, giới tính, lứa tuổi đến đây mỗi ngày, ngồi xổm xuống để chọn lựa một món đồ công nghệ cũ nhằm giảm một phần chi phí so với việc tậu một món đồ mới tinh trong cửa hàng bề thế. Có người đến đây chỉ để săn những món đồ công nghệ quý hiếm, những sản phẩm đã không còn sản xuất và lưu hành trên thị trường nữa, để thỏa cái đam mê sưu tầm.

 "Tả pí lù" những món đồ công nghệ cũ. (Nguồn: Internet)


“Tả pí lù” những món đồ công nghệ cũ. (Nguồn: Internet)

 Và không chỉ có đồ công nghệ, đủ loại người từ tứ xứ đổ về, tranh thủ bán đủ thứ thập cẩm như giày dép, đồ gia dụng cũ. (Nguồn: Internet)


Và không chỉ có đồ công nghệ, đủ loại người từ tứ xứ đổ về, tranh thủ bán đủ thứ thập cẩm như giày dép, đồ gia dụng cũ. (Nguồn: Internet)

Và không chỉ có đồ công nghệ, đủ loại người từ tứ xứ đổ về, tranh thủ bán đủ thứ thập cẩm như giày dép, đồ gia dụng cũ,… Ngày qua ngày, cái chợ luộm thuộm này chứng kiến biết bao cảnh mưu sinh của những mảnh đời với từng câu chuyện khác nhau.

3. Phố đồ cổ Lê Công Kiều – quận 1

Khái niệm thời gian dường như không tồn tại ở một số nơi, trong đó có phố đồ cổ Lê Công Kiều – một khu phố nhỏ như ẩn mình giữa cái nhộn nhịp của Sài Gòn. Nằm phía sau đại lộ Hàm Nghi, đường Lê Công Kiều dài chưa đầy 200m nổi tiếng bởi sự bình yên lặng lẽ và những món đồ cổ không đâu tìm thấy được.

 Khái niệm thời gian dường như không tồn tại ở phố đồ cổ Lê Công Kiều... (Nguồn: Internet)


Khái niệm thời gian dường như không tồn tại ở phố đồ cổ Lê Công Kiều… (Nguồn: Internet)

Bước vào con phố cổ bậc nhất Sài Thành này, người ta sẽ lập tức cảm nhận được sự thanh bình rõ rệt len lỏi ngay trong từng ngóc ngách nhỏ nhất. Đó là hai ông cụ ngồi đánh cờ tướng bên hàng hiên, một vài quý ông trao đổi về món cổ vật trong cửa hàng, những người chủ chậm rãi lau từng món đồ…

 Bình yên đến từ những ngóc ngách nhỏ của khu phố đồ cổ này. (Nguồn: Internet)


Bình yên đến từ những ngóc ngách nhỏ của khu phố đồ cổ này. (Nguồn: Internet)

Phố đồ cổ Lê Công Kiều là nơi tụ họp quen thuộc của các nhà sưu tầm, nhà nghiên cứu, doanh nhân và nhiều người trong giới sưu tầm cổ vật… Ở đây bán đầy đủ các loại đồ cổ, từ các mặt hàng gốm sứ, chiêng cổ, tràng kỉ, bàn ghế, đồ sơn mài, các bức hoành phi, câu đối, máy phát nhạc từ xưa cho đến những lư đồng, đèn cổ… Người ta nói buôn bán đồ cổ là “buôn bán thời gian” quả không sai, bởi đồ vật nào có thời gian càng lâu thì càng có giá trị.

 Người ta nói buôn bán đồ cổ là “buôn bán thời gian” quả không sai, bởi đồ vật nào có thời gian càng lâu thì càng có giá trị. (Nguồn: Internet)


Người ta nói buôn bán đồ cổ là “buôn bán thời gian” quả không sai, bởi đồ vật nào có thời gian càng lâu thì càng có giá trị. (Nguồn: Internet)

4. Chợ đồ cũ Hùng Vương (quận 5), Trần Quang Khải, Phó Đức Chính (quận 1)

Nếu hỏi một người Sài Gòn nơi đâu bán đồ hiệu với giá rẻ không thể tin được, họ sẽ chỉ ngay đến chợ đồ cũ nằm trên các tuyến đường Hùng Vương (quận 5), Trần Quang Khải hoặc Phó Đức Chính (quận 1). Ở đây, những tín đồ của hàng hiệu có thể thỏa mãn cơn khát của mình với một món tiền nhỏ hơn rất nhiều so với giá gốc của món hàng.

Người mua, kẻ bán ngồi la liệt trên vỉa hè. (Nguồn: Internet)

Người mua, kẻ bán ngồi la liệt trên vỉa hè. (Nguồn: Internet)

Mỗi ngày, từ khoảng 8 giờ sáng đến hơn 6 giờ chiều, khu vực Lý Thường Kiệt – nơi chợ đồ cũ Hùng Vương thường họp, không khi nào vắng bóng khách dừng lại săm soi chọn hàng. Đa phần những người mua hàng là dân lao động muốn tìm cho mình một món đồ hiệu, nhưng cũng phải biết cách nhìn hàng, nhanh tay lẹ mắt cùng “kĩ năng” trả giá để sở hữu một món hàng hiệu chính gốc giá hời.

 Mỗi ngày, từ khoảng 8 giờ sáng đến hơn 6 giờ chiều, khu vực Lý Thường Kiệt – nơi chợ đồ cũ Hùng Vương thường họp, không khi nào vắng bóng khách. (Nguồn: Internet)


Mỗi ngày, từ khoảng 8 giờ sáng đến hơn 6 giờ chiều, khu vực Lý Thường Kiệt – nơi chợ đồ cũ Hùng Vương thường họp, không khi nào vắng bóng khách. (Nguồn: Internet)

 Những món đồ hiệu giá hời ở những khu chợ "chộp giật" này. (Nguồn: Internet)


Những món đồ hiệu giá hời ở những khu chợ “chộp giật” này. (Nguồn: Internet)

“Chộp giật” là thế, xô bồ là thế nhưng những khu chợ đồ hiệu giá rẻ này lại mang đến niềm vui tinh thần nho nhỏ cho những người lao động, những người không bao giờ dám mơ đến việc sở hữu một món đồ hiệu “chính cống” cho bản thân.

Theo SKCĐ


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: