Rú Chá là một trong số ít rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm còn sót lại trên cả nước, có vẻ đẹp độc đáo. 1. Rừng ngập mặn Rú Chá nằm tại xã nào của TP Huế (Thừa Thiên – Huế)? Hải Dương Hương Phong Phú Mậu Rừng ngập mặn Rú Chá nằm tại xã Hương Phong, TP Huế, ở khu vực cuối sông Hương, gần cửa biển Thuận An. Trước đây, xã Hương Phong thuộc thị xã Hương Trà, nhưng từ ngày 1/7 đã trở thành một xã của TP Huế mở rộng. Về tên gọi Rú Chá, người ta lý giải rằng rú nghĩa là rừng, chá là cây chá. Trong ảnh là khung cảnh Rú Chá vào mùa đông đẹp siêu thực. Đây là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung, đứng đầu hạng mục Con người tại Drone Photo Awards 2021 (tạm dịch: Giải ảnh trên cao năm 2021), thuộc khuôn khổ giải nhiếp ảnh Siena uy tín. Ảnh: Phạm Huy Trung. 2. Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam? Khu dự trữ sinh quyển thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ Khu dự trữ sinh quyển thế giới Miền Tây Nghệ An Khu dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà Khu dự trữ sinh quyển thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ chính là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam, được UNESCO công nhận vào năm 2000. Theo trang thông tin giới thiệu, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc khu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, nằm phía đông nam TP.HCM, tổng diện tích gần 70.500 ha. Hệ sinh thái rừng ngập mặn là một trong những điểm thu hút du khách đến với Cần Giờ. Ảnh: Euraine. 3. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ có mấy khu bảo tồn các loài động vật? Theo trang TTĐT Khu dự trữ sinh quyển thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ, nơi đây có 3 khu bảo tồn các loài động vật, đó là: Khu bảo tồn chim (sân chim Vàm Sát), là môi trường sống của khoảng 2.000 cá thể chim thuộc 33 loài; Khu bảo tồn dơi (Đầm Dơi), là nơi trú ngụ của hơn 500 cá thể dơi, chủ yếu là loài dơi ngựa; Khu bảo tồn khỉ (Đảo Khỉ), với đàn khỉ đuôi dài hơn 1.000 con. Ảnh: Expatvietnam. 4. Vườn quốc gia ở miền Bắc có rừng ngập mặn đặc trưng? Vườn quốc gia Hoàng Liên Vườn quốc gia Xuân Thủy Vườn quốc gia Vũ Quang Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở huyện ven biển Giao Thủy, thuộc tỉnh Nam Định, tổng diện tích khoảng 7.100 ha, có rừng ngập mặn đặc trưng. Vườn cũng là nơi có khu hệ chim phong phú, bảo vệ khu vực dừng chân, chỗ trú ẩn cho nhiều loài chim di cư. Nổi tiếng bậc nhất ở Xuân Thủy có lẽ là loài cò mỏ thìa. Ảnh: Nguyễn Hoài Bảo/Wildtour. 5. Cồn Chim nằm giữa đầm Thị Nại với hệ rừng ngập mặn độc đáo thuộc tỉnh nào? Bình Định Bình Thuận Bình Phước Thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, cồn Chim nằm giữa đầm Thị Nại, có hệ rừng ngập mặn độc đáo với các loài đưng, đước, sú vẹt… Môi trường sống trong lành ở đây thuận lợi cho tôm, cua, cá… sinh sôi, thu hút các loài cò, le le, sếu… từ khắp nơi về trú ngụ. Cồn Chim hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn du khách của Bình Định. Ảnh: Minh Hoàng. 6. Biển Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) có hệ sinh thái rừng ngặp mặn với khoảng bao nhiêu ha? Theo trang TTĐT Vườn quốc gia Côn Đảo, biển Côn Đảo có 3 hệ sinh thái chính: hệ sinh thái rừng ngập mặn với diện tích khoảng 18 ha, hệ sinh thái cỏ biển với diện tích khoảng 200 ha, hệ sinh thái các rạn san hô với diện tích khoảng 1.000 ha. Đối với hệ sinh thái rừng ngặp mặn, số loài thực vật ngập mặn được xác định là 23 loài, trong đó đước đôi, vẹt dù, đước xanh chiếm ưu thế. Ảnh: Anzu_ponzu. 7. Vườn quốc gia nào có hệ sinh thái đặc trưng chuyển từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa? Vườn quốc gia Núi Chúa Vườn quốc gia Chư Yang Sin Vườn quốc gia Mũi Cà Mau Vườn quốc gia Mũi Cà Mau nằm ở địa đầu cực Nam của bán đảo Cà Mau, thuộc địa bàn 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn của tỉnh Cà Mau. Theo trang TTĐT đơn vị, vườn có vị trí tiếp giáp cả hai vùng biển Tây (vịnh Thái Lan) và biển Đông, chịu ảnh hưởng bởi hai chế độ thủy triều tạo nên một vùng sinh thái cửa sông và ven biển có một không hai ở Việt Nam, với các hệ sinh thái đặc trưng như: hệ thống diễn thế rừng nguyên sinh trên đất bãi bồi, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái chuyển từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa… Ảnh: Whereizhanhan. Theo: Zing news