Làng gốm Bình Dương tất bật làm “gà vàng” đón Tết


Các lò gốm ở thị xã Thuận An và Tân Uyên, Bình Dương đang tất bật làm “gà vàng” để phục vụ thị trường Tết Đinh Dậu.

binh-duong-1-1483589324_660x0
Tại phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, ngoài sản phẩm chủ lực heo đất, nhiều lò gốm tại đây năm nay sản xuất “gà vàng” nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong dịp Tết Đinh Dậu. Ông Nguyễn Văn Hậu cho biết, sản phẩm “gà vàng” đang rất khan hiếm do chỉ làm theo đơn đặt hàng. “So với heo đất, gà vàng làm khó hơn nên giá bán sản phẩm vì thế cũng cao hơn”, ông Hậu nói.

binh-duong-2-1483589324_660x0

Những người thợ ở xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên tất bật đổ khuôn heo đất, gà đất. Ông Nguyễn Văn Mối, thợ làm heo đất cho biết, vài năm nay, các cơ sở gốm ở phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An chuyên mua lại các sản phẩm đã được nung ở thị xã Tân Uyên để gia công, trang trí hoa văn rồi bán cho các thương lái.

binh-duong-3-1483589325_660x0

Cũng theo ông Mối, thứ đất sét dính như keo ở Bình Dương rất thích hợp để làm sản phẩm heo đất, gà đất. “Những năm trước, chúng tôi chủ yếu nặn bằng tay, nay làm bằng khuôn nhanh hơn, tiện lợi và nhiều mẫu mã hơn để phục vụ nhu cầu của khách”, ông Mối nói.

binh-duong-4-1483589326_660x0

Ông Nguyễn Văn Thương, thợ làm heo đất ở xã Tân Vĩnh Hiệp cho biết, sau khi đổ đất sét vào khuôn, chỉ cần chờ trong 1-2 tiếng, người thợ có thể thu gom sản phẩm để đưa vào lò nung.

binh-duong-5-1483589327_660x0
Anh Phan Mạnh (xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên) xếp heo đất, gà đất vào lò nung. “Thời gian nung sản phẩm khoảng 10 tiếng. Trung bình mỗi ngày, một lò có thể nung được 3.000 sản phẩm”, anh Mạnh nói.

binh-duong-6-1483589327_660x0

Chị Lê Tuyết vận chuyển sản phẩm vào lò nung. Chị Tuyết cho biết đã làm nghề được 7 năm. “Nghề này cực lắm, thu nhập 3-4 triệu đồng mỗi tháng mà cũng tùy theo thời vụ nữa”, chị chia sẻ.

binh-duong-7-1483589328_660x0
Người lao động trong các lò gốm tại thị xã Tân Uyên chủ yếu đến các tỉnh Bắc Bộ như Thái Nguyên, Hà Nội…

binh-duong-8-1483589328_660x0

Gà đất, heo đất xếp hàng chờ đưa vào lò nung.

binh-duong-9-1483589329_660x0

Bên cạnh việc sản xuất sản phẩm bằng đất sét, vào dịp Tết, các lò gốm tại thị xã Tân Uyên còn cho những cơ sở khác thuê mướn khuôn. “Tết nên nhiều hộ dân cũng đua nhau thuê khuôn về làm, kiếm thêm thu nhập”, anh Nguyễn Tấn Khang, một tài xế cho biết.

binh-duong-10-1483589330_660x0

Bà Nguyễn Thị Lê, 70 tuổi (phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An) dùng giấy ráp đánh bóng sản phẩm gà đất trước khi tô sơn vàng.

binh-duong-11-1483589330_660x0

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Hoa quét sơn vàng cho từng con gà. “Loại sơn thường dùng là sơn bột vì có độ bám chắc và nhanh khô”, chị chia sẻ.

binh-duong-12-1483589331_660x0

Theo các cơ sở làm gốm tại Lái Thiêu, sản phẩm “gà vàng”, heo đất chủ yếu phục vụ thị trường các tỉnh phía Nam như TP HCM, Cần Thơ…

binh-duong-13-1483589331_660x0

Nguyễn Trung Tâm chăm chú vẽ họa tiết cho những chú heo đất để phục vụ khách dịp Tết Nguyên đán. “Ở Lái Thiêu, sản phẩm heo đất là chủ lực nên mình nghĩ cần phải làm phá cách về mẫu mã và hoa văn trang trí để sao cho bắt mắt”, Tâm nói.

Theo Vnexpress


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: