Người Việt sinh sống ở đâu thì ở đó có chùa. Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa không chỉ biểu hiện các tín ngưỡng truyền thống của người Việt mà còn là những cột mốc tâm linh, thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Các ngôi chùa ở Sài Gòn lung linh đón lễ Phật Đản Độc đáo ngôi chùa Một Cột ở… Sài Gòn Chùa Trường Sa tọa lạc ở trung tâm đảo Trường Sa với khuôn viên rộng rãi, rợp mát tán cây. Không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân, người lính sống trên đảo cùng các ngư dân đi biển ghé thăm cầu bình an và may mắn, chùa Trường Sa còn là nơi vui chơi của các em nhỏ sau mỗi giờ học Trong các ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa, câu đối trong chùa được viết bằng chữ quốc ngữ trên chất liệu gỗ chịu được nắng mưa và độ mặn của nước biển. Chùa Sơn Linh trên đảo Sơn Ca tọa lạc ngay sát bờ biển. Hiện nay, tại huyện đảo Trường Sa có 5 ngôi chùa là Trường Sa, Linh Sơn, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn. Có một đặc điểm chung của các chùa ở huyện đảo Trường Sa là được xây theo phong cách chùa truyền thống của Việt Nam và đều hướng về Thủ đô Hà Nội. Khuôn viên chùa Sinh Tồn trên đảo Sinh Tồn. Bên cạnh những cây đa, cây bồ đề…, chùa ở Trường Sa còn có cây phong ba, cây bàng vuông tỏa bóng mát. Tác phẩm “Dưới tán phong ba chùa Sinh Tồn”. Trong chùa Sinh Tồn còn đặt nơi thờ tự anh linh 64 liệt sĩ đã hy sinh anh dũng trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988. Các đại biểu khi ra thăm Trường Sa thường vào chùa xin viên đá nhỏ có đóng dấu nhà chùa về làm kỷ niệm. Những ngôi chùa hiện hữu trên huyện đảo Trường Sa không chỉ là cột mốc tâm linh – biểu hiện chủ quyền bền vững trong lịch sử và hiện tại mà còn thể hiện tâm nguyện và khát vọng cuộc sống yên lành, hòa bình, hữu nghị giữa biển Đông Theo vovworld