Chân dung những hoa hậu đầu tiên của đất Sài Gòn xưa


Ít ai biết rằng ngay từ thời Pháp thuộc, tại Sài Gòn đã tổ chức khá nhiều cuộc thi sắc đẹp để chọn ra những ngôi sao nhan sắc. Vậy ai là cô gái đầu tiên giành được giải hoa hậu của xứ Nam Kỳ?

Có rất nhiều tài liệu chứng minh rằng, ngay từ thời Pháp thuộc, khi chế độ phong kiến vẫn còn hà khắc với người phụ nữ, thì tại đất Nam kỳ người Pháp đã tổ chức khá nhiều cuộc thi sắc đẹp nhằm tìm kiếm những gương mặt khả ái nhất vùng. Trên nền tảng những cuộc thi đó, người Việt cũng đã manh nha tổ chức những cuộc thi sắc đẹp có uy tín. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những giai nhân nức danh Nam Kỳ một thời, để tìm xem những ai được người dân gọi là hoa hậu đầu tiên của Nam Kỳ.

Cô Ba “xà bông” – Hoa khôi đầu tiên của đất Nam Kỳ

Cô Thiệu Trà Vinh còn được dân gian thường gọi là cô Ba Xà Bông là con thầy thông Chánh ở đất Trà Vinh xưa. Cô được nhiều người trong vùng ngưỡng mộ vì sở hữu một ngoại hình yêu kiều khó ai sánh bằng. Người ta nói rằng mẹ của cô vốn rất xinh đẹp, thế nên cô Ba được thừa hưởng những nét đẹp đó từ mẹ của mình. Trong cuốn “Sài Gòn tạp pín lù” của học giả Vương Hồng Sển, tác giả giới thiệu vẻ đẹp của cô Ba Thiệu như sau: “Kể về người đẹp trong Nam, xưa hơn hết, có cô Ba, con thầy Thông Chánh”.

Cô Ba Thiệu là người giành chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp đầu tiên ở Nam Kỳ do người Việt tổ chức.

Cô Ba Thiệu là người giành chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp đầu tiên ở Nam Kỳ do người Việt tổ chức.

Có tài liệu cho rằng cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam do chính người Việt đứng ra là một cuộc thi mang tên Miss Sài Gòn được tổ chức vào năm 1865. Đây là cuộc thi sắc đẹp dành cho tất cả các cô gái Việt Nam ở Sài Gòn và những vùng lân cận. Tuy là lần đầu tổ chức nhưng cuộc thi đã thu hút gần 100 cô gái đăng ký dự thi. Và kết quả chung cuộc người đoạt được vương miện và trở thành hoa khôi Nam kỳ là cô Ba Thiệu.

chan-dung-nhung-hoa-hau-dau-tien-cua-dat-sai-gon-xua-2

Khi mô tả về vẻ đẹp của cô Ba, học giả Vương Hồng Sển viết rằng: “Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia, hồi Tây mới đến, có cô Ba, con gái thầy Thông Chánh, là đẹp không ai bì; đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem Nhà thơ Dây thép (Bưu điện), và một hiệu buôn xà bông xin phép họa hình làm mẫu rao hàng: xà bông Cô Ba; muốn biết danh tiếng bực nào xin ráng tìm các bà cỡ 1900 hỏi lại!”.

Khi cô đăng quang, nhiều người Pháp đã đề nghị cô chụp ảnh để đăng báo ở chính quốc. Họ rất muốn chụp cô trong trang phục áo tắm nhưng cô không đồng ý.

Vì hình của người đẹp này được in nổi trên các sản phẩm nổi tiếng của Hãng xà bông Việt Nam do ông Trương Văn Bền lập ra, nên mọi người thường quen gọi cô Ba Thiệu là cô Ba Xà Bông. Có thể nói cô Ba là gương mặt thương hiệu đầu tiên ở đất Nam Kỳ vì trở thành “người mẫu” gắn liền với một thương hiệu nổi tiếng Việt Nam ra đời đầu thế kỷ 20.

Hình của cô Ba Thiệu được in trên hộp của một hãng xà bông của Việt Nam.

Hình của cô Ba Thiệu được in trên hộp của một hãng xà bông của Việt Nam.

Cuộc đời cô Ba xà bông gặp khá nhiều truân chuyên. Sau khi đoạt giải hoa khôi, cô cưới biện lý Jaboin và sống một cuộc sống khép kín. Tuy nhiên vào năm 1893, ông Chánh và Jaboin xảy ra mâu thuẫn, cô Ba đã cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin. Cô bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19/6/1893 và bị xử tử ngày 18/1/1894 tại Trà Vinh.

Nam phương hoàng hậu – Người đẹp 3 lần giành giải hoa hậu Đông Dương

Nam Phương hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan sinh ra tại huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Bà là vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.

chan-dung-nhung-hoa-hau-dau-tien-cua-dat-sai-gon-xua-4

Nam phương hoàng hậu vốn là cháu ngoại của đại phú gia giàu có bậc nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 – huyện Sỹ Lê Phát Đạt. Người thời đó cho rằng số tài sản của Huyện Sỹ còn nhiều hơn tổng tài sản của Vua Bảo Đại.

chan-dung-nhung-hoa-hau-dau-tien-cua-dat-sai-gon-xua-5

Năm 1932, người đẹp này đã nổi danh về nhan sắc khắp vùng Nam Kỳ và cả Đông Dương. Nhiều tài liệu cho rằng trước khi Thị Lan trở thành chính cung hoàng hậu của vua Bảo Đại, bà đã 3 lần giành được giải hoa hậu Đông Dương.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhà sử học Dương Trung Quốc thì trong thời Pháp thuộc tuy có tổ chức nhiều cuộc thi sắc đẹp, nhưng không có cuộc thi nào mang tên Hoa hậu Đông Dương. Vì vậy có thể danh hiệu này được người dân trao tặng cho hoàng hậu vì yêu quý nhan sắc tuyệt trần của bà.

chan-dung-nhung-hoa-hau-dau-tien-cua-dat-sai-gon-xua-6

Cô Ba Trà – Ngôi Sao Sài Gòn

Cô Ba Trà tên thật là Trần Ngọc Trà, sinh năm 1906, bà là người phụ nữ sinh đẹp nổi tiếng đất Sài thành vào những năm đầu thế kỷ 20, và được mệnh danh là Étoile de Saigon (tạm dịch: ngôi sao Sài Gòn).

Xuất thân từ một làng quê nghèo ở Cần Đước (Long An). Năm 16 tuổi, sau khi cha qua đời, cô Ba Trà một mình lên Sài Gòn để mưu sinh. Nhiều người cho chính những bi thương từ thuở ấu thơ đã góp phần hình thành nên tính cách của người phụ nữ này: coi đời lạnh như băng.

Cô Ba Trà sớm bộc lộ dung mạo xinh đẹp khi mới chỉ 16 tuổi và nhanh chóng trở thành “ngôi sao” của đất Sài Gòn hoa lệ. Với vẻ đẹp “sắc nước nghiêng thành”, cùng một trí thông minh và cách nói chuyện khôn khéo, cô Ba Trà đã đốn ngã hàng loạt tay chơi hào hoa giàu có bậc nhất đất Nam Kỳ như Hắc công tử (Trần Trinh Huy), Bạch công tử (Lê Công Phước), công tử Bích. Chính vì thế dù không đoạt được danh hiệu chính thức nào, nhưng người dân vẫn thường dành tặng cho cô Ba danh hiệu Người đẹp Nam Kỳ.

Trải qua 4 cuộc hôn nhân lần lượt là: viên quan ba người Pháp, con trai tỷ phú đất Phan Rang, bác sĩ Trần Ngọc Án, và cuối cùng là một triệu phú trẻ tuổi, nhưng tất cả đều tan vỡ. Kể từ đó, người đẹp lao vào ăn chơi, cặp kè hết người này đến người khác và dấn sâu vào con đường bài bạc.

chan-dung-nhung-hoa-hau-dau-tien-cua-dat-sai-gon-xua-7

Những canh bạc lớn đã đốt sạch gia sản của người đẹp. Khi còn trẻ, cô Ba Trà được nhiều người săn đón bao nhiêu thì đến lúc già, cô lại phải sống trong cảnh cô độc, nghèo túng. Đến cuối đời, hoa khôi Trần Ngọc Trà lâm vào cảnh nợ nần, túng bấn và phải đi làm công ở một cửa tiệm tồi tàn để kiếm sống qua ngày. Hết tiền, cô Ba phải bán nhà và sống trong một xó chân cầu thang của một chung cư, tài sản duy nhất là cái ghế bố cô nằm. Người ta nói rằng họ thấy cô Ba Trà chết trên ghế bố dưới chân cầu thang một chung cư ở Sài Gòn.

Theo Toàn Nguyễn/Tri thức trẻ


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: