Khi viết tập chuyên luận Người Quảng Nam (NXB Đà Nẵng – 2006), tôi mày mò tìm kiếm tài liệu nhằm trả lời câu hỏi: Trên báo chí nước nhà, ai là trước nhất có sáng kiến tư vấn, tâm tình về hôn nhân – tình yêu dành cho các bạn trẻ? Sài Gòn báo xưa và văn hóa xích lô “xuống xe qua cầu” Kinh ngạc trước bìa báo xuân nửa thế kỷ trước Nhà văn Bà Tùng Long; thể lệ đăng cùng một vài lời rao “kết bạn” trên báo Sài Gòn xưa Chuyên mục này cũng tựa như Vườn hồng (Báo Thanh Niên), Thư tâm sự (Phụ nữ Việt Nam), Nhỏ to tâm sự (Phụ nữ TP.Hồ Chí Minh)… ngày nay. Lẵng hoa cho bà Tùng Long Câu trả lời của tôi: người đó chính là nhà văn Bà Tùng Long, tên thật Lê Thị Bạch Vân, sinh ngày 1.8.1915 tại Đà Nẵng, quê gốc Hội An, mất năm 2006. Tại sao ký bút danh này, bà cho biết: “Các vị nho học của chúng ta có câu “Vân tùng long, phong tùng hổ” (mây theo rồng, gió theo cọp) nên thuở xưa, nếu có ai lấy bút danh Tùng Hổ thì ta biết người ấy tên Phong, còn tôi tên Vân thì lấy bút danh Tùng Long là vậy”. Trước khi chính thức bước chân vào làng báo, Bà Tùng Long là một nhà giáo có uy tín trong nghề. Năm 1944, do chuyển biến của thời cuộc, bà theo chồng về Quảng Ngãi, mở Trường tiểu học Tân Dân thực hiện chủ trương xóa nạn mù chữ của Việt Minh. Rồi năm 1951 vào lại Sài Gòn, bà tiếp tục dạy học tại các trường Tân Thịnh, Đạt Đức… và cộng tác với các báo như Đồng Nai, Tiếng vang, Tiếng chuông, Phụ nữ diễn đàn, Đông phương… Có thể nói bà chính là nhà báo tiên phong “nhỏ to tâm sự”, “gỡ rối tơ lòng” cho nữ giới trên nhiều tờ báo, tạp chí, chuyên san về phụ nữ tại miền Nam thuở ấy. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi là đã chứng kiến lúc giao lưu nhân dịp bà ra mắt tập hồi ký Viết là niềm vui muôn thuở của tôi tại Nhà văn hóa Phụ nữ (năm 2003): Một độc giả đã đến tặng lẵng hoa rất lớn và anh bày tỏ lòng biết ơn về câu tư vấn của bà đã dành cho thân mẫu của anh. Rằng, chừng năm mươi năm trước có cô gái nọ lỡ mang bầu nhưng tình nhân “quất mã truy phong” bèn viết thư hỏi Bà Tùng Long nên “xử lý” ra sao? Bà khuyên là nên giữ lại, nhờ đó anh mới có mặt đến ngày hôm nay. Độc đáo “tâm thư” kết bạn một thuở Đọc lại báo chí Sài Gòn xưa, ta còn thấy có chuyên mục “Tìm bạn bốn phương”, “Kết bạn tâm thư”… Không ngoa chút nào khi nhận định đây cũng chính là “đặc sản” của làng báo Sài Gòn. Mời bạn đọc lai rai cùng các mẩu tìm bạn trên báo chí thời ấy, khoảng thập niên 1970. Nói thật, tôi không đủ khả năng để “bịa” ra lời rao ấy. Chỉ chép lại nguyên văn, đọc đi, có những đoạn ta phải cười tủm tỉm. Và đây: – 3075 – Nam sinh viên khoa học, 20 tuổi, chân thật, dễ nhìn. Yêu đại dương như yêu bản thân mình, trót vào đời mang nhiều mặc cảm nên sợ quen ai quá giàu. Mong được các vị hảo tâm, chị hay bạn gái mách giúp một chỗ dạy kèm tư gia Toán hay cho mượn 10.000 đồng. Hứa sẽ hoàn trả trong vòng 6 tháng. Thư về… – 4268 – Một chàng trai bỏ nhà giang hồ theo nhịp đời buồn tẻ, bốn mùa phiêu bạt nơi quán gió cầu sương. Mang một tâm sự buồn và cô đơn cho đời lãng tử. Ưa trầm lặng suy tư, thích cải lương, mê tiếng hát Minh Phụng, Mỹ Châu. 21 tuổi đời chưa một lần yêu. Tha thiết làm quen với khách má hồng từ đất Thần kinh đến đồng chua nước mặn để tâm sự buồn vui trong những lúc dừng chân nơi quán trọ. Bạn thuyền quyên nào thích, xin cho cánh nhạn lướt gió về địa chỉ… – 4262 – Năm thứ 19, muôn chiều lá đổ, khép nép trong màu áo học trò lớp 11 duyên dáng, thích những bản tình ca không hạnh phúc của Trịnh Công Sơn, muốn làm quen với các anh lớn tuổi để lắng nghe những an ủi, vỗ về, vo tròn trong một gãy đổ đặng sưởi ấm tâm hồn đơn vãng, xin thư về em gái theo địa chỉ… – 4264 – Vân Phi là tên của một vì tinh tú bé nhỏ, dễ thương, 18 tuổi hiện là nữ sinh 11 Trưng Vương. Sống nhiều cho kỷ niệm, nhìn đời bằng đôi mắt an phận vì biết mình không là giai nhân. Thương màu tím của biển chiều cùng màu trắng hoa biển nhưng ngoan hiền và không ưa con trai nói dối. Muốn tìm người anh đứng đắn, tuổi từ 22 trở lên (có ảnh kèm theo càng tốt), thư về… – 4292 – Ngọc là tên của một thằng con trai đã qua 29 mùa thu, thường mặc cảm và đang mang một tâm sự buồn, muốn đi đến hôn nhân trong thời gian ngắn nhất với các bạn gái tuổi từ 20 đến 26, có học, gia đình trung lưu, đẹp quý phái trong ngành hàng không hay công tư chức, thương mại, góa phụ một con càng tốt, thiết tha đón nhận những cánh thư của những tâm hồn đồng cảnh ngộ, hứa hồi âm dù thư đến muộn, ai mến xin thư về… – 4293 – (Đăng lần thứ 2) Góa phụ cô đơn 27 xuân thì, 1 con đẹp khỏe mạnh, duyên dáng, hiền, thành thật, biết nấu ăn, may thêu và biết cách chìu chồng. Tìm chồng để nuôi con thơ, không phân biệt tuổi tác. Điều kiện: Biết thương trẻ, độc thân, beau trai, phải cao trên 1 m 70, độ lượng và có nhà ở những nơi thơ mộng như Bảo Lộc, Đà Lạt càng tốt, thư về… Với nhiều nhà văn mà tôi đã gặp, họ thừa nhận rất khoái đọc các chuyên mục này vì cũng là chất liệu xây dựng tính cách nhân vật. Riêng Bà Tùng Long từng cho biết không ít tình huống, lời tâm sự, tâm tình của bạn đọc chính là tình tiết để bà tham khảo khi hư cấu trong tác phẩm. Do đó, không phải ngẫu nhiên, ngoài việc phụ trách chuyên mục giải đáp, tâm tình với nữ giới, bà còn là một nhà văn đeo đuổi đề tài hôn nhân gia đình một cách bền bỉ và có nhiều tác phẩm xuất bản, được bạn đọc rất ái mộ. Theo TNO
Chuyên mục này cũng tựa như Vườn hồng (Báo Thanh Niên), Thư tâm sự (Phụ nữ Việt Nam), Nhỏ to tâm sự (Phụ nữ TP.Hồ Chí Minh)… ngày nay. Lẵng hoa cho bà Tùng Long Câu trả lời của tôi: người đó chính là nhà văn Bà Tùng Long, tên thật Lê Thị Bạch Vân, sinh ngày 1.8.1915 tại Đà Nẵng, quê gốc Hội An, mất năm 2006. Tại sao ký bút danh này, bà cho biết: “Các vị nho học của chúng ta có câu “Vân tùng long, phong tùng hổ” (mây theo rồng, gió theo cọp) nên thuở xưa, nếu có ai lấy bút danh Tùng Hổ thì ta biết người ấy tên Phong, còn tôi tên Vân thì lấy bút danh Tùng Long là vậy”. Trước khi chính thức bước chân vào làng báo, Bà Tùng Long là một nhà giáo có uy tín trong nghề. Năm 1944, do chuyển biến của thời cuộc, bà theo chồng về Quảng Ngãi, mở Trường tiểu học Tân Dân thực hiện chủ trương xóa nạn mù chữ của Việt Minh. Rồi năm 1951 vào lại Sài Gòn, bà tiếp tục dạy học tại các trường Tân Thịnh, Đạt Đức… và cộng tác với các báo như Đồng Nai, Tiếng vang, Tiếng chuông, Phụ nữ diễn đàn, Đông phương… Có thể nói bà chính là nhà báo tiên phong “nhỏ to tâm sự”, “gỡ rối tơ lòng” cho nữ giới trên nhiều tờ báo, tạp chí, chuyên san về phụ nữ tại miền Nam thuở ấy. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi là đã chứng kiến lúc giao lưu nhân dịp bà ra mắt tập hồi ký Viết là niềm vui muôn thuở của tôi tại Nhà văn hóa Phụ nữ (năm 2003): Một độc giả đã đến tặng lẵng hoa rất lớn và anh bày tỏ lòng biết ơn về câu tư vấn của bà đã dành cho thân mẫu của anh. Rằng, chừng năm mươi năm trước có cô gái nọ lỡ mang bầu nhưng tình nhân “quất mã truy phong” bèn viết thư hỏi Bà Tùng Long nên “xử lý” ra sao? Bà khuyên là nên giữ lại, nhờ đó anh mới có mặt đến ngày hôm nay. Độc đáo “tâm thư” kết bạn một thuở Đọc lại báo chí Sài Gòn xưa, ta còn thấy có chuyên mục “Tìm bạn bốn phương”, “Kết bạn tâm thư”… Không ngoa chút nào khi nhận định đây cũng chính là “đặc sản” của làng báo Sài Gòn. Mời bạn đọc lai rai cùng các mẩu tìm bạn trên báo chí thời ấy, khoảng thập niên 1970. Nói thật, tôi không đủ khả năng để “bịa” ra lời rao ấy. Chỉ chép lại nguyên văn, đọc đi, có những đoạn ta phải cười tủm tỉm. Và đây: – 3075 – Nam sinh viên khoa học, 20 tuổi, chân thật, dễ nhìn. Yêu đại dương như yêu bản thân mình, trót vào đời mang nhiều mặc cảm nên sợ quen ai quá giàu. Mong được các vị hảo tâm, chị hay bạn gái mách giúp một chỗ dạy kèm tư gia Toán hay cho mượn 10.000 đồng. Hứa sẽ hoàn trả trong vòng 6 tháng. Thư về… – 4268 – Một chàng trai bỏ nhà giang hồ theo nhịp đời buồn tẻ, bốn mùa phiêu bạt nơi quán gió cầu sương. Mang một tâm sự buồn và cô đơn cho đời lãng tử. Ưa trầm lặng suy tư, thích cải lương, mê tiếng hát Minh Phụng, Mỹ Châu. 21 tuổi đời chưa một lần yêu. Tha thiết làm quen với khách má hồng từ đất Thần kinh đến đồng chua nước mặn để tâm sự buồn vui trong những lúc dừng chân nơi quán trọ. Bạn thuyền quyên nào thích, xin cho cánh nhạn lướt gió về địa chỉ… – 4262 – Năm thứ 19, muôn chiều lá đổ, khép nép trong màu áo học trò lớp 11 duyên dáng, thích những bản tình ca không hạnh phúc của Trịnh Công Sơn, muốn làm quen với các anh lớn tuổi để lắng nghe những an ủi, vỗ về, vo tròn trong một gãy đổ đặng sưởi ấm tâm hồn đơn vãng, xin thư về em gái theo địa chỉ… – 4264 – Vân Phi là tên của một vì tinh tú bé nhỏ, dễ thương, 18 tuổi hiện là nữ sinh 11 Trưng Vương. Sống nhiều cho kỷ niệm, nhìn đời bằng đôi mắt an phận vì biết mình không là giai nhân. Thương màu tím của biển chiều cùng màu trắng hoa biển nhưng ngoan hiền và không ưa con trai nói dối. Muốn tìm người anh đứng đắn, tuổi từ 22 trở lên (có ảnh kèm theo càng tốt), thư về… – 4292 – Ngọc là tên của một thằng con trai đã qua 29 mùa thu, thường mặc cảm và đang mang một tâm sự buồn, muốn đi đến hôn nhân trong thời gian ngắn nhất với các bạn gái tuổi từ 20 đến 26, có học, gia đình trung lưu, đẹp quý phái trong ngành hàng không hay công tư chức, thương mại, góa phụ một con càng tốt, thiết tha đón nhận những cánh thư của những tâm hồn đồng cảnh ngộ, hứa hồi âm dù thư đến muộn, ai mến xin thư về… – 4293 – (Đăng lần thứ 2) Góa phụ cô đơn 27 xuân thì, 1 con đẹp khỏe mạnh, duyên dáng, hiền, thành thật, biết nấu ăn, may thêu và biết cách chìu chồng. Tìm chồng để nuôi con thơ, không phân biệt tuổi tác. Điều kiện: Biết thương trẻ, độc thân, beau trai, phải cao trên 1 m 70, độ lượng và có nhà ở những nơi thơ mộng như Bảo Lộc, Đà Lạt càng tốt, thư về… Với nhiều nhà văn mà tôi đã gặp, họ thừa nhận rất khoái đọc các chuyên mục này vì cũng là chất liệu xây dựng tính cách nhân vật. Riêng Bà Tùng Long từng cho biết không ít tình huống, lời tâm sự, tâm tình của bạn đọc chính là tình tiết để bà tham khảo khi hư cấu trong tác phẩm. Do đó, không phải ngẫu nhiên, ngoài việc phụ trách chuyên mục giải đáp, tâm tình với nữ giới, bà còn là một nhà văn đeo đuổi đề tài hôn nhân gia đình một cách bền bỉ và có nhiều tác phẩm xuất bản, được bạn đọc rất ái mộ. Theo TNO