Đô thị hiện đại từ những bãi hoang


Các bức họa đồ và các bức ảnh còn giữ lại cho đến hôm nay cho thấy người Pháp đã quy hoạch và xây dựng thành công một Sài Gòn hiện đại ngay vào thời kỳ đó, theo đúng tinh thần “là một bản sao của một thành phố có quy mô trung bình của Pháp”.

Chính thức thành lập Thành phố Sài Gòn

Thuỷ đài cổ nhất ở Sài Gòn

Đầu thế kỷ 19, khi chính thức đặt ách đô hộ ở Sài Gòn, người Pháp đã bắt tay quy hoạch thành phố bằng việc mở rộng ngoại vi Thành Gia Định. Một đô thị mới dần hình thành với những công trình tiêu biểu, đường phố bàn cờ hướng tâm, những quảng trường và vườn cây… Tất cả có quy mô như một đô thị cỡ vừa ở Pháp thời bấy giờ, phục vụ cho việc đô hộ và khai thác thuộc địa. Nhưng đây cũng chính là tiền đề quan trọng để Sài Gòn sau này phát triển thành một đô thị lớn của Việt Nam và khu vực. Tạp chí Khám phá trân trọng giới thiệu loạt bài của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa nhằm đưa lại cho độc giả cái nhìn tổng thể về quy hoạch đô thị Sài Gòn thế kỷ 19.

Sài Gòn – TP.HCM có được diện mạo, trình độ phát triển và chất lượng sống như ngày hôm nay không thể không nói đến vai trò của các yếu tố công nghệ – kỹ thuật được du nhập từ bên ngoài vào mà chủ yếu là từ các nước phương Tây. Tiến trình du nhập này diễn ra sớm nhất, nhanh nhất và hoàn thiện nhất so với tất cả vùng miền trong cả nước.

Toàn cảnh Sài Gòn xưa, lúc mới được người Pháp chỉnh trang đô thị

Toàn cảnh Sài Gòn xưa, lúc mới được người Pháp chỉnh trang đô thị

Bắt đầu từ những năm 1860 trở đi, khi người Pháp đến Việt Nam thì tình hình các đô thị Việt Nam đã đổi khác. Có thể mục đích của họ không hoàn toàn tốt đẹp nhưng phải ghi nhận chính họ là người đầu tiên đã đưa vào đất nước này những công nghệ – kỹ thuật tiến bộ của đô thị phương Tây, trước hết là vào Sài Gòn.

Bản đồ Sài Gòn Thế kỷ 19 do người Pháp quy hoạch

Bản đồ Sài Gòn Thế kỷ 19 do người Pháp quy hoạch

Vào thời điểm mà người Pháp đến Việt Nam, lúc này chủ nghĩa tư bản đã phát triển được hơn 100 năm, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp đã phát triển rất mạnh mẽ ở các nước phương Tây và các thành tựu của nó đã được ứng dụng trực tiếp vào phát triển đô thị.

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là công tác quy hoạch không gian đô thị. Vào trước năm 1860, về cơ bản Sài Gòn còn là một vùng đất rất hoang sơ, chưa có sự tham gia nhiều bởi bàn tay con người. Năm 1859, người Pháp tấn công Sài Gòn thì ngày 30.4.1862 bản đề án quy hoạch Sài Gòn hiện đại đầu tiên được đệ trình bởi vị đại tá công binh người Pháp tên là Coffyn theo chỉ thị của đô đốc Pháp Bonard. Bản đề án đầu tiên thiết kế Sài Gòn có diện tích khoảng 25 km2 với sức chứa vào khoảng 500.000 dân.

Tuy đề án Coffyn không được triển khai hoàn toàn trong thực tế nhưng những ý tưởng ban đầu của nó là tiền đề cực kỳ quan trọng cho một Sài Gòn hiện đại sau này. Tiếp sau Coffyn là một số nhà quy hoạch danh tiếng khác của Pháp tham gia quy hoạch Sài Gòn như Aries và Betraux. Đề án quy hoạch Sài Gòn vào năm 1890 của Betraux tỏ ra rất xuất sắc, hầu hết ý tưởng được hiện thực hóa và có giá trị cho đến tận năm 1954.

Đô thị hiện đại từ những bãi hoang - 3

Có thể nói đề án quy hoạch này mang tính khoa học rất cao. Lần đầu tiên các yếu tố địa hình, địa mạo, địa chất, khí hậu, thủy văn được quan tâm đúng mức. Chính nhờ khảo sát tốt mà sau gần 200 năm các công trình xây dựng, các hạ tầng kỹ thuật đa phần vẫn còn sử dụng rất tốt.

Lần đầu tiên các nguyên tắc của toán học, hình học phẳng, hình học không gian được đưa vào phục vụ cho thiết kế. Các ô phố và đường sá được bố cục theo ô vuông bàn cờ, các trục đường chính được bắt đầu từ sông Sài Gòn để đón gió, ở các điểm giao nhau có vòng xoay (tiểu đảo, bùng binh), các công trình điểm nhấn, các tổ chức không gian chức năng đã được thực hiện rất tốt, mật độ cây xanh, không gian công cộng, khoảng lùi các công trình, chiều cao công trình và các công trình kỹ thuật (thoát nước, vỉa hè, cống…) đã được thực hiện một cách hoàn chỉnh đến kinh ngạc.

Đô thị hiện đại từ những bãi hoang - 4

Các con đường được đặt tên (chủ yếu mang tên Pháp) và các căn nhà được đánh số theo thứ tự, điểm khởi đầu cho việc đánh số các dãy nhà tỏa ra theo hình tia mặt trời là từ nhà thờ Đức Bà là số 1 và nhà Bưu điện thành phố là số 2. Với một sự cố ý, các nhà quy hoạch Pháp đã tạo ra được một lòng chảo xanh mà tâm điểm là nhà thờ Đức Bà, nhà ở trong khu vực này cao không quá hai tầng, cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa phủ khắp nơi.

Rõ ràng người Pháp đã tạo ra được một không gian kiến trúc cổ điển đậm phong cách châu Âu một cách hài hòa, lãng mạn và tuyệt đẹp. Các bức họa đồ và các bức ảnh còn giữ lại cho đến hôm nay cho thấy người Pháp đã quy hoạch và xây dựng thành công một Sài Gòn hiện đại ngay vào thời kỳ đó theo đúng tinh thần “là một bản sao của một thành phố có quy mô trung bình của Pháp”.

Theo khampha


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: