Ký ức chợ trời Sài Gòn trước 1975


Chợ trời hay chợ giời là khu chợ mở ngoài trời với tính chất tự phát, nơi mọi người đến để bán hoặc trao đổi hàng hóa. Chợ trời thường không có các gian hàng cố định mà hàng hóa thường được bày trên bàn, trải dưới đất, treo trên giá ở ngoài trời. Hàng tại chợ trời thường rẻ và có chất lượng đa dạng, thường là đồ cũ, đồ cổ, hoặc hàng mới nhưng rẻ tiền.

“Chợ trời” ô tô kiểu Mỹ giữa lòng Sài Gòn

Những khu chợ trời cuối tuần gây sốt tại Sài Gòn

xAGiI54

Một số chợ trời còn là nơi bán phim/đĩa nhạc lậu, hàng nhái đủ loại từ quần áo, giày dép, túi xách, nước hoa, v.v.. Một số chợ còn tổ chức các hoạt động hội hè, âm nhạc để thu hút khách đến chợ. Tại nhiều nước phương Tây, chợ trời chỉ mở vào thứ bảy, đi chợ trời là một trong các thú tiêu khiển ngày cuối tuần tại những nước này.

Chợ trời Sài Gòn trước 75, hàng hóa ở đây không được chính thức nhập cảng mà đến từ các nguồn khác nhau, có những món hàng từ Trung hay đồ người ta túng tiền mang đi cầm bán. Những quầy bày bán nơi đây có những gian hàng chính thức và những gian hàng không chính thức, người qua lại thì đông như kiến. Mọi người có thể tìm mua được những quyển tiểu thuyết, sách báo đủ loại. Từ loại sách cho con nít, quyển sách bỏ túi thật dễ thương; đến những cuốn Play Boy bắt mắt người qua lại.

Thời đó, báo chí mới – cũ xen kẽ nhau hay được bày bán. Có thể tìm mua trong những nhà sách sang hơn: nhà sách Khai Trí, hay các tiệm bán sách nhập cảng từ nước ngoài vào… Tôi không còn nhớ tên tiệm sách, nhưng rất thích đến nơi này với ba má để có những magazine như Jour De France, Cosmopolitan, có những cô minh tinh rất đẹp. Tiệm này rất mát mẻ, tôi không nhớ có để máy lạnh hay không, nhưng không gian thì mờ ảo, yên tĩnh cho người ta được tham khảo rất thoải mái. Nếu đặt chân đến khu này xong, khi ra về, chúng ta có thể đi ngang một tiệm kem đắt khách thu hút.

Trước năm 1975, vỉa hè đại lộ Lê Lợi gần khu vực Thương xá Tax. Hàng hóa bày bán theo vỉa hè thường là những món được bán không có hóa đơn, không có bảo hiểm thời hạn xài được bao lâu. Chúng ta vừa ý thì mua, không thì thôi, nhưng thường thì rất bền so với bây giờ, hàng càng bảo hiểm thì gần tới ngày hết bảo hiểm là hư ngay, Tuy vậy, có những món đồ ăn hay đồ xài không cần ra ngoại quốc mới mua được. Thuốc lá nhập cảng không chính thức được bày bán vào thời đó, người dân vẫn có tiền mua nguyên bao, mà hút, loại Salem, Craven A, dài ngắn, cigare… sau này, người ghiền thuốc sẽ không bao giờ đủ tiền mua nguyên gói thuốc nữa, mà chỉ mua vài điếu, khi hút hết sẽ tính sau.

Tôi còn nhớ trước cửa trường học của tôi thời đó, có một bà chuyên bán hàng vặt, bánh trái đủ loại. Tôi thì chỉ thích nhất là những khoanh socolate noisette gói giấy bạc không có hình chụp trong phần ăn của quân đội Mỹ. Tôi thường đón hay dặn những món này vì ít trẻ để ý đến nó. Thức ăn trong một hộp lon nho nhỏ, nó còn có vài cái bánh biscuit thơm phức, hay đôi khi là những lon fruit cocktail vừa đủ cho một người làm món dessert.

Gọi là “chợ đen” vì hàng chục gian hàng nơi đây đều bán “hàng PX Mỹ” – được tuồn ra lén lút từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ thống phân phối hàng hóa dành cho quân đội Mỹ tại nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam). Có những bạn hàng không bày bán những món hàng chợt có bất thường mà họ kiếm mối quen để mại hàng.

Tôi còn nhớ, có khi ba tôi mang về nguyên caisse pomme rất thơm, thời đó pomme nhập cảng rất đắt. Người thường có mua những trái cây đặc biệt này phải ra khu chợ Sài Gòn mới có thứ trái cây nhập cảng được chùi bóng loáng chưng trên kệ, khác với trái cây quê mình thì phải loại thật tốt mới được bày bán nơi đây. Thời đó, thỉnh thoảng mới có những món hàng không xài được là xăng máy bay thì không đổ được cho các loại xe nhà hay xe gắn máy, dầu ăn có khi là dầu già, nhưng thường hay được mời mua hay pha trộn, bán lén, gây thiệt hại nhân mạng. Khi đó, báo chí mới đăng lên trang một thì tôi mới còn nhớ đến ngày hôm nay.

Ngoài những thứ giả tạo thật ít ỏi so với thời đại bây giờ, đồ hết hạn họ cho vào thùng rác, thì thời điểm đó, hình như chẳng ai để ý đến và hàng bán rất chạy, có khi tìm mua thêm thì không có nữa.

Đồ đạc xài rất ít bị hư, như nồi cơm điện những hiệu như National, nấu cơm rất ngon và bền; những chậu bằng sứ của Miên, những đồ hộp thức ăn của Mỹ, mỹ phẩm của Nhật, Pháp tốt vô cùng. Ngày xưa đó, không khí những ngôi chợ này cũng không hỗn độn. Tuy có tên là chợ đen hay chợ trời nhưng đây là nơi trao đổi giữa người thừa đồ và kẻ chưa bao giờ bước chân ra ngoại quốc có được những món thông dụng hay được nếm thử những món ăn bình dân ở xứ người qua phần lương thực của Mỹ.

Theo Facebook Sài Gòn xưa


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: