Sài Gòn – TPHCM xưa và nay


Thành phố lớn nhất nước thay đổi chóng mặt qua từng ngày. Thế nhưng vẫn có những công trình, những góc phố giữ vẹn nguyên nét cổ kính, tinh mỹ qua thời gian…

Nhìn ảnh Sài Gòn xưa mà lòng rưng rưng

Xe Lam trên đường phố Sài Gòn xưa

Bến Nhà Rồng, nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh tại TPHCM. Khởi đầu đây là một thương cảng lớn của Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1862. Năm 1864, ngôi nhà Rồng này được hoàn thành. Tại nơi đây, vào ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu. Do đó, từ sau 1975, toà nhà này trở thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh..

9

Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm tiêu biểu của TPHCM. Chợ Bến Thành xưa vốn nằm bên bờ sông Bến Nghé. Sau chợ cũ bị hủy hoại nên đến năm 1912, người Pháp xây dựng chợ mới tại vị trí hiện nay. Đến năm 1914, chợ hoàn tất và đi vào sử dụng, tồn tại đến nay.

10

Đường Đồng Khởi hiện dài 630 mét, bắt đầu từ Công trường Công xã Paris, kết thúc tại vị trí giao cắt với đường Tôn Đức Thắng. Đây là 1 trong những con đường còn lưu lại một vài nét cổ xưa và riêng biệt của một đô thị Sài Gòn cổ kính, nhiều công trình có từ thời Pháp thuộc trên đường này vẫn còn tồn tại đến nay.

11

Dinh Độc Lập nguyên thủy là Dinh Norodom được xây dựng từ năm 1868. Năm 1955, dinh được đổi tên thành Dinh Độc Lập. Sau dinh này bị phá hủy 1 phần nên được khởi công xây mới từ năm 1862 và mang dáng dấp như hiện nay. Hiện Dinh Độc Lập là 1 di tích lịch sử đặc biệt thuộc sự quản lý của Hội trường Thống Nhất.

12

Đường Phan Đăng Lưu, một trong những con đường cổ xưa của Sài Gòn. Trước 1975, đường này mang tên Chi Lăng.

13

Khách sạn Majestic lúc mới xây dựng là một biểu tượng cho sự xa hoa tráng lệ của người Sài Gòn thời bấy giờ. Người xây dựng khách sạn Majestic là thương gia Hui Bon Hoa (hay còn gọi là Chú Hỏa). Khách sạn được khởi công xây dựng từ năm 1925 theo lối kiến trúc hiện đại của Pháp bấy giờ.

14

Khách sạn Continental là khách sạn cổ nhất của Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1880, đến nay đã gần 140 tuổi. Đây cũng là 1 trong những công trình xưa hiếm hoi còn tồn tại trên đường Đồng Khởi.

15

Qua mấy chục năm trời, góc Ngã tư Hàng Xanh vẫn còn vẹn nguyên mái chùa cổ kính

16

Nhà hát Lớn Thành phố do người Pháp xây dựng hoàn tất vào năm 1900. Đây là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Từ năm 1956, Nhà hát được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện chế độ cũ. Từ sau ngày giải phóng, tòa nhà này trở lại đúng công năng của nó khi xây dựng, trở thành Nhà hát Lớn của người TPHCM.

17

Nhà thờ Đức Bà được khởi công xây dựng từ năm 1877, đến năm 1880 mới hoàn thành và tồn tại đến nay gần tròn 140 tuổi. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ vẫn còn chiếc bảng cẩm thạch ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư.

18

Sân bay Tân Sơn Nhất được xây dựng vào năm, thực hiện chuyến bay đầu tiên từ Paris đến Sài Gòn vào năm 1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày. Trước đây, tòa nhà ga quốc nội vốn là ga quốc tế. Sau này, ga quốc tế mới được xây dựng thì toàn bộ nhà ga quốc tế cũ được chuyển thành nhà ga quốc nội như hiện nay.

19

Trường Lê Hồng Phong được thành lập năm 1927, là 1 trong 3 trường trung học đầu tiên được thành lập tại Sài Gòn, với tên gọi Trường Trung học Petrus Ký. Hiện trường được đánh giá là 1 trong 5 trường trung học phổ thông chuyên có chất lượng giáo dục hàng đầu, tốt nhất khu vực phía Nam.

20

Tòa nhà Bưu điện Thành phố là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại TPHCM, nằm cạnh nhà thờ Đức Bà. Tòa nhà này được người Pháp xây dựng với phong cách đậm chất châu Âu trong khoảng thời gian 1886–1891, chỉ sau nhà thờ Đức Bà chừng 10 năm.

21

Theo dantri.com.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: