Trước khi làm SẾP, hãy làm NGƯỜI TỬ TẾ trước đã!


Được làm lãnh đạo là mơ ước của nhiều người. Nhưng, không phải ai cũng phù hợp với vị trí đáng mơ ước ấy. Dưới đây là 3 kiểu người tuyệt đối đừng bao giờ làm sếp.

7 bài học thấm thía về cuộc sống khiến bạn chỉ ước giá mà mình biết sớm hơn

Bí quyết hạnh phúc là tử tế với chính mình

photo1528431102160-1528431102161315094084

Khi đi học thì phải nỗ lực để nhận được cái bằng đẹp, cầm cái bằng xin được việc làm rồi vẫn phải nỗ lực, nỗ lực để thăng tiến. Thăng tiến lên làm quản lý, làm sếp, để quyền cao lương dày, nở mày nở mặt. Thế nhưng, xin bạn nhớ cho, nếu bạn là một trong những kiểu người dưới đây, hãy suy nghĩ lại, bạn không phù hợp với vị trí đáng-mơ-ước ấy đâu.

Làm việc theo nguyên tắc: Cậu làm được cho tôi bao nhiêu, tôi trả cậu bấy nhiêu

Nguyên tắc này nghe qua thì tưởng như rất chí lý. Làm theo năng lực trả theo năng lực là đúng quá rồi còn gì? Có sếp nào lại đi trả lương cho một đám ăn không ngồi rồi, chẳng đem lại lợi ích gì. Nhưng thực ra điều này chỉ đúng về mặt lý thuyết. Mà lý thuyết là cái tĩnh, con người là cái động, vì thế, có những trường hợp phải linh hoạt, không thể chỉ nhìn vào lợi ích mà áp dụng nguyên tắc một cách rập khuôn.

Trước khi làm SẾP, hãy làm NGƯỜI TỬ TẾ trước đã! - Ảnh 1.

Lâm là một nhân viên rất cần cù. Có một lần, công ty giao cho team Lâm và cả một team khác cùng trong công ty làm một dự án. Cả một nhóm 6 – 7 người ngày nào đi sớm về tối, thức đêm thức hôm nghiên cứu, mày mò… Nhưng cuối cùng team Lâm không được chọn, và kết quả của sự vất vả chỉ là mức lương cơ bản 7 triệu. Đối với một người đã có vợ con như Lâm, mức lương 7 triệu thực sự không đủ sống.

Sau đó Lâm và một số đồng nghiệp rời công ty, còn những đồng nghiệp khác hẹn ngầm với nhau không cố gắng nữa, phương châm “anh trả tôi bao nhiêu, tôi làm bấy nhiêu” dần trở nên phổ biến trong công ty này.

Khi nghe câu chuyện đó, bạn tôi nói, chuyện xảy ra như vậy là do tư duy người nghèo của kẻ làm sếp. Tại sao người giàu lại giàu? Bởi vì họ có tư duy đầu tư, có tầm mắt đầu tư, có thể nắm chắc cơ hội, dám đầu tư. Đầu tư không chỉ bao gồm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị… mà còn có một loại nữa là đầu tư nhân lực. Những vị sếp như trên đa số đều là những người không biết cách đầu tư nhân lực. Họ là kiểu người không thấy cá sẽ không thả mồi câu, nhưng lại không hiểu được rằng, nếu không thấy “mồi”, có con cá nào muốn cắn câu?

Trước khi làm SẾP, hãy làm NGƯỜI TỬ TẾ trước đã! - Ảnh 2.

So đo xem cấp dưới kiếm được bao nhiêu

Đầu năm ngoái giám đốc công ty của Hùng đặt ra một phần thưởng cho bộ phận sale của công ty: Nếu cuối năm, mức tiêu thụ sản phẩm công ty tăng 10% thì mỗi người sẽ được thưởng 20 triệu.

Tất cả nhân viên đều vô cùng phấn khởi, tích cực làm việc, không ngại làm thêm giờ. Thậm chí Hùng còn quyết định lùi đám cưới lại một năm. “Có công mài sắt có ngày nên kim”, nỗ lực bỏ ra sẽ được đền đáp, mới đến tháng 8, tập thể đã hoàn thành được 90% chỉ tiêu. Sếp nhìn thấy báo cáo liền hoảng, nhanh chóng gọi trưởng phòng nhân sự đến, hai người bàn bạc với nhau xong liền quyết định đổi mức tiêu thụ thành lợi nhuận thu được…

Đến cuối năm, mặc dù mức tiêu thụ tăng 20% nhưng lợi nhuận chỉ tăng 9.5%. Sếp cười ha ha: “Mọi người không hoàn thành chỉ tiêu, nên hủy thưởng.”

Tất cả mọi người đều nản lòng, trong lòng ai cũng gợn lên suy nghĩ muốn bỏ việc, đi làm cũng không còn có tinh thần như trước. Tất nhiên doanh thu công ty sẽ bị ảnh hưởng, không còn tốt như trước nữa.

Một người lãnh đạo thành công từng chia sẻ với tôi, bí quyết thành công của ông ấy rất đơn giản: Chẳng bao giờ ganh tỵ với thu nhập của người khác, mình kiếm phần mình là được.

Trước khi làm SẾP, hãy làm NGƯỜI TỬ TẾ trước đã! - Ảnh 3.

Tranh công với cấp dưới

Phần lớn mọi người chẳng còn lạ gì “thói xấu” này của lãnh đạo, thậm chí hầu hết đều từng gặp phải. Có những lúc rõ ràng bạn phải vắt óc suy nghĩ, tham khảo, tìm cảm hứng đủ kiểu mới đưa ra được ý tưởng hay, rồi cũng lại chính bạn vất vả chạy đây chạy đó để hoàn thành dự án cho tốt.

Nhưng cuối cùng sếp lại nhẹ nhàng buông một câu: “Anh/chị đạt được chút thành tích như thế này, đều là nhờ có sự lãnh đạo tài tình của tôi. Tất cả đều là công lao của tôi!”

Thế là khách hàng, đối tác chỉ biết sếp hay, sếp tốt. Còn sau lưng sếp là những ai, những nỗ lực như thế nào, chẳng có ai hay.

Việc gì tốt thì sếp nhận hết vào người, rồi đến lúc xảy ra sai sót, hỏng hóc này nọ, đối tác bắt đền, khách hàng tức giận, khiếu nại… thì sếp liền đổ cả cho nhân viên.

Cứ như thế bảo nhân viên phục làm sao?

Đừng nói nhân viên tài giỏi cao siêu gì, làm sếp mà thế kia, đến nhân viên thường cũng chẳng giữ được. Không có người tài, người thiết tha với công việc, một mình sếp liệu lèo lái công ty được đến bao giờ?

Theo Trí Thức Trẻ

 


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: