Gia tài bạc tỷ từ phế thải của ông lão nhặt rác Sài Gòn


Hơn 20 năm nay, mỗi ngày ông Thơm đều nhặt nhạnh lại những món đồ phế thải, rồi mày mò sửa chữa, chế tạo mới. Giờ đây, khối ve chai từ rác của ông đã thành gia tài hơn tỷ đồng.

“Vua” của những món đồ cổ độc nhất vô nhị

Đồ cổ Sài Gòn hơn nửa thế kỷ trước giờ còn đâu?

Gia tài bạc tỷ của ông lão nhặt rác thích lưu giữ kỷ niệm thành phố

Nằm sâu trong con hẻm Võ Thị Phải (Q.12, TP.HCM), căn nhà ông Tống Văn Thơm nhìn vào chẳng khác gì một vựa ve chai nhỏ. Ở đó, nhiều vật dụng cũ kỹ như: đầu đĩa, loa, quạt trần, tượng đá, điện thoại, tivi, hay thậm chí là rô-bôt, đồ chơi,… đều được ông cất giữ. Vô vàn số vật dụng ngổn ngang ấy khiến người ta ban đầu đều cảm thấy ngột ngạt. Thế nhưng khi lắng nghe câu chuyện, họ lại hiểu và cảm phục thêm tấm lòng của ông lão.

Nhiều vật dụng cũ kỹ như: đầu đĩa, loa, quạt trần, tượng đá, điện thoại, tivi, hay thậm chí là rô-bôt, đồ chơi,… đều được ông cất giữ.

Nhiều vật dụng cũ kỹ như: đầu đĩa, loa, quạt trần, tượng đá, điện thoại, tivi, hay thậm chí là rô-bôt, đồ chơi,… đều được ông cất giữ.

Theo đó, ông Thơm ở tận Bạc Liêu. Năm 1978, lên Sài Gòn lập nghiệp, ông Thơm nhận làm công nhân vệ sinh môi trường cho thành phố. Qua làm việc, thấy rất nhiều đồ vật còn sử dụng được bị vứt bỏ thùng rác, ông Thơm tiếc lắm.

“Đến năm 1998, khi thành phố phát động chương trình “Vì môi trường xanh-sạch-đẹp,” vì tính chất công việc nên chú mới nảy ra ý tưởng hưởng ứng phong trào bằng cách thu nhặt đồ phế thải, tìm cách sửa chữa chúng lại”. 

Từ đó, sau mỗi giờ làm việc, ông lại thu gom “rác” đem về, mày mò, lau chùi rồi sửa chữa chúng thành mới. Lâu dần, công việc này thành thú vui của ông lúc nào không hay. “Ban đầu không nhiều lắm đâu. Nhưng hết năm này sang năm khác thì số phết thải tăng lên, bà xã cùng mấy đứa con mới không đồng ý. Sau này, hiểu rõ được đam mê của chú nên cả nhà cũng chấp thuận dần…” – chú Thơm chia sẻ.

Năm 1978, ông Thơm nhận làm nhân viên môi trường cho thành phố. Thấy rất nhiều đồ vật còn sử dụng được bị vứt bỏ thùng rác, ông Thơm tiếc lắm.

Năm 1978, ông Thơm nhận làm nhân viên môi trường cho thành phố. Thấy rất nhiều đồ vật còn sử dụng được bị vứt bỏ thùng rác, ông Thơm tiếc lắm.

“Đến năm 1998, khi thành phố phát động chương trình “Vì môi trường xanh-sạch-đẹp,” vì tính chất công việc nên chú mới nảy ra ý tưởng hưởng ứng phong trào bằng cách thu nhặt đồ phế thải, tìm cách sửa chữa chúng lại”.

“Đến năm 1998, khi thành phố phát động chương trình “Vì môi trường xanh-sạch-đẹp,” vì tính chất công việc nên chú mới nảy ra ý tưởng hưởng ứng phong trào bằng cách thu nhặt đồ phế thải, tìm cách sửa chữa chúng lại”.

Chiếc máy phát nhạc được tái chế từ hộp bánh trung thu bị bỏ đi.

Chiếc máy phát nhạc được tái chế từ hộp bánh trung thu bị bỏ đi.

Ít ai biết, hơn 20 năm nay, những món đồ bỏ đi được chú Thơm “hồi sinh” ấy đã lưu giữ biết bao kỷ niệm của người thành phố. Nào là bức ảnh cũ, khuôn tượng vỡ, một khúc gỗ, hay rễ tre già… đều hô biền thành sản phẩm mới bắt mắt. Không những vậy, nhiều món còn được trả giá cao, song chú Thơm nhất quyết không bán.

Vừa trò chuyện, chú Thơm vừa giới thiệu khối gia tài “bất đắc dĩ” của mình: “Hai cây đèn này là từ trụ điện cao thế bị bỏ, giá trị nó cũng tầm 10 triệu đồng; cái cát-xét này hư rồi, còn mới nên chú mày mò sửa, giờ thì chạy bằng bình thường rồi; con rô-bốt này lại chế tác từ buri, con tán, dây xích,… lắp ráp từng chút một; ngoài ra, còn có loa nhạc từ thùng nhựa, đồng hồ từ cây gỗ,… Riêng chú thích nhất vẫn là cây quạt-đèn tự chế, có người đã trả 50 triệu nhưng chú không bán”.

Được biết, cây quạt kết hợp đèn chùm do ông Thơm chế tạo vào đúng dịp Tết Nguyên đán cách đây 12 năm, từng là một trong những đồ tái chế thách thức nhiều kĩ sư cơ khí. Vì nguyên liệu để ông Thơm tự chế tạo là nhặt từ kính mê-ca của xe hơi đời cũ, khi bật công tắc các cánh của đèn mở ra thành cánh cánh quạt hình hoa, rất bắt mắt.

Được biết, cây quạt kết hợp đèn chùm do ông Thơm chế tạo vào đúng dịp Tết Nguyên đán cách đây 12 năm. Hiện tại, giá trị của nó lên đến 50 triệu đồng.

Được biết, cây quạt kết hợp đèn chùm do ông Thơm chế tạo vào đúng dịp Tết Nguyên đán cách đây 12 năm. Hiện tại, giá trị của nó lên đến 50 triệu đồng.

Con rô-bốt này lại chế tác từ buri, con tán, dây xích,… lắp ráp từng chút một.

Con rô-bốt này lại chế tác từ buri, con tán, dây xích,… lắp ráp từng chút một.

“Không bao giờ bỏ đi vì sợ ô nhiễm thành phố”

Chỉ học tới lớp 3, song với sự tò mò, học hỏi và kinh nghiệm, ông Thơm đã hồi sinh cho vô vàn món phế thải như thế. Hiện nay, trong căn nhà nhỏ đang lưu trữ trên 2000 món đồ, tổng giá trị hơn tỷ đồng.

“Chú chỉ chừa lại khoảng nhỏ cho sinh hoạt hằng ngày thôi, còn lại giành để đặt những đồ vật mình chế tạo hết. Mỗi ngày nhìn nó lại thấy vui hơn một chút…” – ông Thơm cười.

Chỉ học tới lớp 3, song với sự tò mò, học hỏi và kinh nghiệm, ông Thơm đã hồi sinh cho vô vàn món phế thải như thế.

Chỉ học tới lớp 3, song với sự tò mò, học hỏi và kinh nghiệm, ông Thơm đã hồi sinh cho vô vàn món phế thải như thế.

Mỗi năm, ông đều đem những món đồ đi trưng bày để mọi người tìm hiểu và ý thức hơn trong việc xả rác.

Mỗi năm, ông đều đem những món đồ đi trưng bày để mọi người tìm hiểu và ý thức hơn trong việc xả rác.

Với ông, “vựa ve chai bạc tỷ” đã thành niềm vui nho nhỏ mỗi ngày, giúp ông cảm thấy yêu nghề và yêu công việc nhặt rác hơn. Mỗi năm, ông đều đem những món đồ đi trưng bày để mọi người tìm hiểu và ý thức hơn trong việc xả rác.

Ông Thơm chia sẻ, ông cũng nhất quyết không dùng món đồ chế tác này cho việc bán, hoặc bỏ đi. “Chất thải rắn đã khó phân huỷ rồi, bên trong lại có nhiều vi linh kiện chứa chất phóng xạ, nếu mình làm vậy thì khác gì tiếp tay để gây ô nhiễm môi trường rồi”.

Giờ đây, đã ở tuổi 68 rồi, ông Thơm vẫn chưa bao giờ nghĩ sẽ thôi nghề quét rác và thói quen “hồi sinh” vật dụng bị vứt bỏ của mình. “Chừng nào tuổi già sức yếu, chú đành gửi lại cho các trường ĐH làm mô hình tham khảo thêm về công tác bảo vệ môi trường…” – ông cười.

“Chừng nào tuổi già sức yếu, chú đành gửi lại cho các trường ĐH làm mô hình tham khảo thêm về công tác bảo vệ môi trường…”

“Chừng nào tuổi già sức yếu, chú đành gửi lại cho các trường ĐH làm mô hình tham khảo thêm về công tác bảo vệ môi trường…”

Chiếc loa phát nhạc được chế tạo từ thùng nhựa.

Chiếc loa phát nhạc được chế tạo từ thùng nhựa.

Đồng hồ treo tường được chú chính tay đẽo khắc gỗ

Đồng hồ treo tường được chú chính tay đẽo khắc gỗ

Bộ ba Phúc-Lộc-Thọ được chú Thơm đẽo từ gốc tre già.

Bộ ba Phúc-Lộc-Thọ được chú Thơm đẽo từ gốc tre già.

Lư đựng trầu, tượng rồng, và chiếc điện thoại cũ bị vứt đi,… đều được chú trưng bày cẩn thận.

Lư đựng trầu, tượng rồng, và chiếc điện thoại cũ bị vứt đi,… đều được chú trưng bày cẩn thận.

Chiếc máy cát-xét trị giá hơn 10 triệu đồng.

Chiếc máy cát-xét trị giá hơn 10 triệu đồng.

Những bức tượng cổ được ông Thơm lượm nhặt lại.

Những bức tượng cổ được ông Thơm lượm nhặt lại.

Theo saostar


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: