Những địa điểm chỉ còn trong ký ức người Sài Gòn


 (2SaiGon) – Những địa điểm nổi tiếng này của Sài Gòn sẽ mãi mãi biến mất để nhường chỗ cho những công trình mới hơn, hiện đại hơn. Và có lẽ, người ta sẽ chỉ còn được nhớ về nó bằng những hình ảnh đẹp, kí ức đẹp…

Công trường Quách Thị Trang: “Tình cũ làm sao quên”

Cầu Nhị Thiên Đường – thiên đường tuổi thơ tôi

Các cửa hàng ở chung cư 42 Nguyễn Huệ nếu bị buộc phải đóng cửa, giới trẻ Sài Gòn lại mất một điểm vui chơi

Bến phà Thủ Thiêm

Từ 0h ngày 01/01/2012 bến phà Thủ Thiêm đã chính thức ngừng hoạt động, kết thúc sứ mệnh lịch sử chuyên chở hành khách và hàng hóa qua sông Sài Gòn gần 100 năm qua

Từ 0 giờ ngày 1-1-2012, phà Thủ Thiêm sẽ chính thức ngừng hoạt động, kết thúc sứ mệnh lịch sử chuyên chở hành khách và hàng hóa qua sông Sài Gòn gần 100 năm qua

Phà Thủ Thiêm đã chính thức ngừng hoạt động

Cảnh chen chúc, ồn ào ngày nào trên một đoạn sông không còn nữa, thay vào đó là một công trình hiện đại đã được hình thành: Hầm Thủ Thiêm. Nhưng với nhiều người Sài Gòn những chuyến phà ấy là kỷ niệm khó quên  trong cuộc đời mình.

NSƯT Ngọc Giàu đi phà Thủ Thiêm trưa 30-12. Ảnh: THANH HIỆP

NSƯT Ngọc Giàu đi phà Thủ Thiêm trưa 30/12/2011.

Hàng cây cổ thụ “trứ danh” trên đường Lê Lợi

 Sài Gòn từng nổi tiếng với những hàng dầu kiên cố, chắc khỏe trên đường Lê Lợi. Có những cây đã gần trăm năm tuổi.

Hàng cây xanh mướt từng phủ xanh một góc Sài Gòn hoa lệ của ngày nào

Hàng cây xanh mướt từng phủ xanh một góc Sài Gòn hoa lệ của ngày nào

Giờ chỉ là những "kỷ niệm đã qua"

Giờ chỉ là những “kỷ niệm đã qua”

Thời gian vô tình, cuộc sống tấp nập kéo người ta càng xa với hồi ức, cho đến khi tận mắt nhìn thấy từng hàng cây, gốc dầu bị đốn hạ, không ít người mới cảm nhận được sự luyến tiếc đến thẫn thờ rằng: “Thường ngày ta vẫn đi qua, đi lại nhưng chẳng có cảm xúc chi, thế mà bây giờ lại quá buồn khi thấy chúng mất đi”.

Góc nhà hát Thành Phố mát mẻ trở nên trống trải hẳn

Góc nhà hát Thành Phố mát mẻ trở nên trống trải hẳn

Góc nhà hát Thành Phố mát mẻ trở nên trống trải hẳn

Công viên Lam Sơn

Nằm ngay cạnh những hàng dầu là một đoạn của công viên Lam Sơn, đây được xem là nơi cực kỳ lý tưởng để nhiều bạn trẻ, các cặp đôi và những gia đình cùng nhau tụ họp ngắm cảnh, vui chơi vào mỗi tối cuối tuần.

Nói là công viên, nhưng thực chất, nơi này giống với một khu vườn nhỏ, giúp điểm xuyết thêm chút xanh, tạo cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên hơn cho toàn khu cao ốc thô ráp đã chắn hết 4 bề xung quanh.

Vì thế cũng dễ dàng hiểu tại sao mỗi khi có dịp ra đến nhà hát Thành Phố hoặc khu trung tâm, mọi người lại có cảm giác muốn được ngồi ở trong công viên này để tìm chút không gian thư giãn.

Công viên Lam Sơn của vài tháng trước vẫn còn nhộn nhịp và "hoành tráng" như thế này

Công viên Lam Sơn nhộn nhịp và “hoành tráng”

Nhưng nay nó lại hoàn toàn khác hẳn

Nhiều người tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc cuối cùng của công viên Lam Sơn.

Nhiều người tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc cuối cùng của công viên Lam Sơn.

Tuy nhiên "số phận" của khu công viên này cũng giống như những hàng dầu kia, chấp nhận biến mất để nhường chỗ cho những ga tàu mới của thành phố.

Khu công viên này cũng chấp nhận biến mất để nhường chỗ cho những ga tàu mới của thành phố.

Bùng binh Cây Liễu

Được xem là giao lộ đẹp và sôi động nhất của Sài Gòn, bùng binh Cây Liễu hay còn được gọi là bùng binh Nguyễn Huệ (cắt Nguyễn Huệ và Lê Lợi), là một trong những biểu tượng tồn tại suốt trăm năm qua của Sài Gòn. Một vòng xoay mà lúc nào cũng được phủ kín với những hàng liễu nhẹ nhàng, thanh thoát, nó đẹp và quen đến mức được gọi thành tên thì chắc không nơi nào có được.

Bùng binh Cây Liễu trước đây

Bùng binh Cây Liễu trước đây

Không những thế, ngay tại góc bùng binh này còn là nơi tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ, một nét đẹp văn hóa mà người Sài Gòn vô cùng yêu quý và nhất định phải đến một lần vào dịp Tết. Khung cảnh tấp nập, tiếng người rộn ràng đi chơi Xuân, những tác phẩm được làm từ hoa vô cùng đặc sắc gắn liền với hình ảnh con đường, bùng binh Nguyễn Huệ này chắc chắn sẽ không thể nào khiến người Sài Gòn quên được.

Lưu lại khoảnh khắc để nhớ thêm chút kỷ niệm xưa, cái ngày còn bùng binh Cây Liễu một thời.

Lưu lại khoảnh khắc để nhớ thêm chút kỷ niệm xưa, cái ngày còn bùng binh Cây Liễu một thời.

Thương Xá Tax

Được xây dựng từ năm 1880, trải qua nhiều cái tên từ Les Grands Magazins Charner (GMC) rồi đến Thương Xá Tax, trong suốt hơn 130 năm qua, tòa nhà mang phong cách Pháp xen lẫn nhiều nét đặc trưng của Á Đông này cũng là một địa điểm không thể nào quên của người Sài Gòn.

Thương Xá Tax sầm uất  về đêm một thời

Thương Xá Tax sầm uất về đêm một thời

Thương Xá Tax là một trong những trung tâm thương mại buôn bán sầm uất với đủ các mặt hàng Tây, Ta đa dạng để đáp ứng được các yêu cầu của người dùng. Ngoài ra, vào những dịp Giáng sinh hoặc Tết Âm lịch, Dương lịch, Thương Xá Tax còn là điểm đến để người Sài Gòn vui chơi, chụp ảnh sau khi nó được trang trí và lên đèn.

Khu thương xá nổi tiếng một thời rồi cũng đã "quá già", nhường chỗ cho những cái mới hơn.

Khu thương xá nổi tiếng một thời rồi cũng đã “quá già”, nhường chỗ cho những cái mới hơn.

IMG_0055-ec1cd

Những bằng khen, chứng nhận mà một thương xá phải tồn tại suốt hơn 130 năm mới có được.

Những bằng khen, chứng nhận mà một thương xá phải tồn tại suốt hơn 130 năm mới có được.

Vòng xoay tượng đài Trần Nguyên Hãn

Cái tên vòng xoay tượng đài Trần Nguyên Hãn được quen gọi với cái tên vòng xoay chợ Bến Thành.  Hầu hết  những tấm hình chụp tại điểm này cho thấy vòng xoay và chợ Bến Thành luôn xuất hiện cùng nhau. Cả hai đều là biểu tượng cho sự tồn tại, phát triển mà vẫn giữ được những nét rất riêng của Sài Gòn khi xưa.

Vòng xoay và chợ Bến Thành là hai hình ảnh luôn đi cùng nhau.

Vòng xoay và chợ Bến Thành là hai hình ảnh luôn đi cùng nhau.

Tượng đài Trần Nguyên Hãn đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân Sài Gòn.

Tượng đài Trần Nguyên Hãn đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân Sài Gòn một thời

Đối với người Sài Gòn mà nói, đây là lần đầu tiên họ được tận mắt chứng kiến sự thay đổi vô cùng lớn về diện mạo của thành phố đã quá quen thuộc. Nên dù ít dù nhiều, ai ai cũng có cho mình một cảm xúc riêng, một sự luyến tiếc khi không nỡ mất đi những cái cũ. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội rất tuyệt vời để bạn có thể ôn lại những kỷ niệm đẹp mà bản thân đã gắn liền với những nơi này. Con người thay đổi và Sài Gòn cũng cần phải đổi thay. Giờ chúng ta chỉ có thể hy vọng về một Sài Gòn sẽ đẹp hơn, hiện đại, văn minh hơn, và sẽ lại có những hình ảnh, biểu tượng mới thật xứng đáng cho sự “hi sinh” của những “nhân chứng lịch sử” này.

Lương Gia Cát Tường (TH)


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: