Người đàn ông bán khăn dạo trên đường phố Sài Gòn


Cuộc sống ở miền quê quá khó khăn, người đàn ông bệnh tật phải lê bước từng ngày trên đường phố Sài Gòn bán khăn để mưu sinh. Bỏ lại hai con nhỏ ở quê nhà trông cậy cha già và hàng xóm cưu mang giúp đỡ.

Người đàn ông 40 năm bán báo dạo, gặp được người bạn đời trong mơ

Gặp người đàn ông 23 năm cắt tóc vỉa hè: “Người Sài Gòn vẫn đơn giản vậy thôi!”

Anh Nguyễn Thành Ngọc (sn 1979, ngụ tại Cần Giuộc, Long An) mang căn bệnh khớp nhiều năm, thế nhưng để mưu sinh, anh đã phải cố nén bệnh.

Nhiều năm nay, dù sức khỏe rất yêu nhưng anh vẫn nỗ lực từng ngày để cứu nguy cho mình và cho mái ấm của mình bớt khốn khó hơn.

Người đàn ông bán khăn lo cho cha già và hai đứa con nhỏ.

Người đàn ông bán khăn lo cho cha già và hai đứa con nhỏ.

Giữa trưa nắng Sài Gòn, anh lê từng bước đau đớn nặng trĩu, trên tay là túi thuốc giảm đau và những chiếc khăn rẻ tiền để đi bán. Anh kể, gia đình anh đang ở đậu trong căn chòi nhỏ trên đất người khác, căn chòi ấy nằm trên đường mòn đi sâu vào ruộng.

Còn anh, hơn 10 năm qua bệnh khớp trầm trọng đã khiến anh gần như bị bại liệt, nhưng vẫn miệt mài đi khắp phố để bán khăn sống qua ngày.

Mẹ anh mất sớm, còn lại cha già gần 70 tuổi không làm được việc gì, Thấy cảnh sống khốn khó như thế, vợ anh không chịu được đã bỏ đi, để lại hai đứa con chưa được 10 tuổi cho anh nuôi. Khó khăn, bệnh tật không có điều kiện ăn học nên hai đứa con anh đành để ở nhà.

Không có tiền đi chữa bệnh, anh đành mua thuốc giảm đau uống mỗi ngày.

Không có tiền đi chữa bệnh, anh đành mua thuốc giảm đau uống mỗi ngày.

Trong căn chòi nhỏ, người đàn ông tật nguyền phải sống cảnh thiếu trước hụt sau nuôi cha già và hai đứa con nhỏ, mọi chi tiêu hằng ngày đều phụ thuộc vào công việc bán khăn dạo ở Sài Gòn. Anh cứ vật vờ chịu cơn đau và ánh nhìn cứ ngờ nghệch trong lãng đãng.

Đã nhiều năm trôi qua với thân hình gầy gò, người đàn ông tật nguyền ấy cứ lê chân trên khắp các nẻo đường Sài Gòn để kiếm sống qua ngày.

Thân hình gầy còm với cân nặng hơn 30kg dưới cái nắng gay gắt, những cơn bụi đường cùng cơn đau của thân thể khiến anh không thể đi nhanh được. Từ sớm 6h sáng anh đã phải lật đật tranh thủ đón xe Buýt từ Cần Giuộc lên Sài Gòn, lang thang dọc các con phố, bán khăn tại các Quận.

Do phải đi nhiều chặng xe nên có khi từ nhà đi, phải 2-3 tiếng anh mới đến nơi. Anh ngậm ngùi chia sẻ: “Thời thanh niên sức khỏe còn dẻo dai thì đi được nhiều nơi, bán nhiều hơn, nay lớn tuổi mà sức khỏe cũng hạn chế nên mỗi ngày tôi chỉ bán được khoảng 100 ngàn.

Đi bán dạo nên phải đi lại suốt ngoài đường, những ngày nắng còn đỡ chứ mùa mưa thì khổ lắm, phải mặc áo mưa để đi bán, mưa thì chỉ sợ ướt hư hết khăn chứ mình ướt thì cũng không sao!”.

Túi thuốc luôn bên người đàn ông này.

Túi thuốc luôn bên người đàn ông này.

Thấy anh bị tật nguyền, lại có hoàn cảnh khó khăn nên nhiều người cũng tỏ lòng hảo tâm giúp đỡ, một số người khách không chỉ mua khăn ủng hộ mà còn cho thêm tiền để giúp anh đỡ vất vả hơn.

Mỗi ngày anh chỉ dám lấy 50 cái khăn bán, thu nhập cao lắm 100k/ngày, trừ chi phí xe cộ, ăn uống tiết kiệm cũng còn vài chục. Số tiền này anh không chỉ dùng để trang trải cuộc sống mà phải còn lo tiền thuốc men cho mình và cho người cha già ở nhà nên anh phải tiết kiệm hết mức có thể.

Bị bệnh nặng, nhưng anh vẫn phải đi bộ rong ruổi trên đường để mưu sinh.

Bị bệnh nặng, nhưng anh vẫn phải đi bộ rong ruổi trên đường để mưu sinh.

Rồi những khi chiều xuống, đêm muộn, anh lủi thủi về con đường mòn ruộng ko đèn. Không có tiền đi chữa trị nên bệnh ngày càng nặng, Anh chỉ biết mua thuốc giảm đau để uống, chịu đựng mọi đọa đày để mưu sinh. Mưa Gió luôn là nỗi lo âu với anh.

Những ngày trời mưa, anh không thể đi bán được, chỉ có thể ở nhà có gì ăn đó. Mùa mưa cũng đang tới gần và không biết người đàn ông tật nguyền, cực khổ ấy rồi sẽ sống sao đây?!

Anh bảo, chỉ cố đến lúc không đi được nữa thì tính tiếp.

Anh bảo, chỉ cố đến lúc không đi được nữa thì tính tiếp.

Anh nghẹn ngào tâm sự: “Kiếm được đồng tiền từ mồ hôi nước mắt mình làm ra lúc nào cũng hạnh phúc hơn bất cứ thứ gì, bây giờ còn sức khỏe thì tôi cứ tiếp tục để lo cho hai đứa con, còn khi nào không đi được nữa thì… tính tiếp”.

Theo phununews.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: