Gặp người đàn ông 23 năm cắt tóc vỉa hè: “Người Sài Gòn vẫn đơn giản vậy thôi!”


Người đàn ông 23 năm ròng cắt tóc trên vỉa hè Sài Gòn và những câu chuyện để thấy rằng trong lòng mỗi một người Sài Gón vốn dĩ đã có một Sài Gòn của riêng họ.

Những nghề sắp thành dĩ vãng ở Sài Gòn

Chàng Việt kiều lãng tử cắt tóc miễn phí giữa Sài Gòn để trả nghĩa quê hương

Ông cụ 60 năm mưu sinh bằng nghề cắt tóc ở Sài Gòn

23 năm đứng dưới hiên nhà nhìn Sài Gòn “lớn khôn’”: 

Trên cái vỉa hè nằm ở khúc đường Đặng Dung quận 1 có một người đàn ông vừa dọn về ngót nghét một tuần nay dưới giàn hoa sơ ri lãng mạn. Hành trang của người đàn ông chỉ vỏn vẹn một chiếc kính cũ, cái ghế đã sờn da, ít đồ nghề cắt tóc và những câu chuyện năm tháng của Sài Gòn không gói ghém vào đâu được. Chú Thanh – người đàn ông 52 tuổi và đã dành hơn 20 năm để cắt tóc trên vỉa hè rồi chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của cái thành phố này.

img_3050-660x440

img_3049-660x440

Ước mơ từ nhỏ gắn liền với chiếc kéo cắt tóc,  “chàng trai” Đào Quốc Thanh có một tuổi thơ cơ cực nhưng vẫn chưa bao giờ có ý định từ bỏ cái nghề mình yêu thích. Tự cầm kéo cắt tóc cho hàng xóm, bạn bè cho đến khi gom được chút tiền đi học nghề tóc ở một tiệm lớn của Sài Gòn. Suốt ba năm ròng vừa học vừa làm, người đàn ông ấy đã đặt chiếc ghế đầu tiên ở góc đường vào tháng 3 năm 1993.

img_3038-660x440

img_3062-660x440

Chú Thanh kể về những ngày đầu tiên vào nghề với chất giọng tự hào không che giấu. Đôi vợ chồng già từng cho chú đặt ghế cắt tóc trước hiên nhà giờ cũng đã mất nhưng chú vẫn nhắc về họ như những ân nhân tử tế nhất đời. Đấy, người Sài Gòn họ chia nhau đến cả cái mặt tiền nhà mà có tính toán gì đâu? Để rồi họ quý mến nhau, nghĩ về nhau với những gì đẹp nhất trong suốt quãng đời mình.

img_3043-660x439

img_3044-660x440

Và cũng từ ngày ấy đến nay, 23 năm ròng chú đứng dưới cái hiên của “Sài Gòn” ngắm nhìn sự lớn khôn của nó. Mà như chú nói : “Nhìn coi, mọi thứ đã khác xưa nhiều lắm.”

“Mình ăn nữa thì lấy đâu cho con mình ăn ? “

Khi đươc hỏi về lý do chú đã gắn bó với cái góc cũ từng ấy năm sao lại dọn sang chỗ mới bên đây thì chú chỉ cười hiền : “Chủ mới người ta bán nhà rồi thì mình cũng phải dọn đi thôi. Chạy ngược xuôi cả tháng trời mới tìm được chỗ này do cũng nằm gần chỗ cũ, mình có dán thêm cái số điện thoại với địa chỉ mới. Sợ khách quen họ ra tìm không có họ lại buồn rồi đi chỗ khác. Thì tóc dài ra phải cắt chứ sao…”

Niềm vui của người đàn ông hơn 50 tuổi là những câu chuyện về Sài Gòn cùng những người khách của mình.

Niềm vui của người đàn ông hơn 50 tuổi là những câu chuyện về Sài Gòn cùng những người khách của mình.

Một hàng tóc đơn giản với những thiết bị chẳng có gì tối tân - đôi khi lại là thứ nhiều người tìm đến, không chỉ vì đẹp mà là vì cái giản đơn của nó đem lại sự tinh tế trong tâm hồn

Một hàng tóc đơn giản với những thiết bị chẳng có gì tối tân – đôi khi lại là thứ nhiều người tìm đến, không chỉ vì đẹp mà là vì cái giản đơn của nó đem lại sự tinh tế trong tâm hồn

Chỗ mới khuất hơn, khách mới chưa có khách quen chưa tìm ra chỗ này. Nên chỗ của chú cứ vắng khách, vắng đến độ chú cứ đi ra đi vào để mong gặp cái dáng người quen nào đó thì vẫy tay chào chỉ họ xem cái góc mới của chú ở bên đây. Vẫn gọn gàng, vẫn tươm tất từng chút một đến cả gói thuốc, chú Thanh cũng mua sẵn để khách đến họ có cái mà hút. Đối với người đàn ông yêu Sài Gòn này, hình như khách hàng còn là một phần để ông giữ lấy nghề như đã nói :“Thấy khách hàng vui thì mình cũng vui theo họ”.

img_3045-660x440

img_3040-660x440

Lạc quan là thế đó nhưng hồi sau chú mới thú thật sáng giờ chỉ mới ăn gói xôi cúc 8 nghìn. Chú cười xòa khi được hỏi ăn vậy sao có sức mà làm cả ngày : “Mấy nay ế quá nên đưa thằng con trai đi học xong chú ăn gói xôi rồi nhịn đến tối về ăn cơm luôn cho đỡ tốn. Mình ăn nữa thì lấy đâu cho con mình ăn?”

“Nhà cấp bốn đều lên lầu hết rồi, chỉ có người Sài Gòn vẫn vậy”

Chú Thanh bị tật ở một con mắt nhưng có lẽ chính vì như vậy sự tập trung dành cho đôi tay và con mắt còn lại được tăng lên gấp nhiều lần. Mỗi lần có khách đến người thợ tóc này đều chăm chút rất tỉ mỉ , với ông không có khái niệm “cắt cho có, cắt sao cũng được” mà phải cắt cho đẹp, cho khách hài lòng.

Trong buổi trò chuyện, ông nói: “Mình đã hết thời rồi nhưng không sao hết. Ai cũng có một thời, qua thời rồi thì chấp nhận thôi”.

Tấm áo đã sờn vải nhưng vẫn tinh tươm, sạch sẽ là đồng phục hàng ngày của người đàn ông này.

Tấm áo đã sờn vải nhưng vẫn tinh tươm, sạch sẽ là đồng phục hàng ngày của người đàn ông này.

Giờ nhà cấp 4 quanh khu này ngày xưa thành nhà lầu hết rồi, nhưng người Sài Gòn vẫn vậy. Họ nghĩ gì nói đó, thích kiểu tóc gì họ cầm điện thoại ra mở kiểu cho chú cắt. Có nhiều người cắt lâu năm thành bạn luôn, đám tiệc vẫn mời hai vợ chồng đi hoài nè”. Người đàn ông này luôn nói về Sài Gòn một niềm kiêu hãnh rất đỗi bình dị. Mà hình như ai sống ở Sài Gòn lâu ngày cũng thành ra vậy, nói dễ dãi họ cũng không thèm buồn đâu. Người Sài Gòn

img_3042-660x440

img_3046-660x440

Chú vẫn đứng trên cái vỉa hè của Sài Gòn bất kể nắng mưa, mỗi cái tóc chú cắt 20 nghìn. Nhưng chú vui và vẫn còn sẽ đứng đó rất lâu về sau. Để Sài Gòn có thể đổi thay, người Sài Gòn có thể sẽ còn sành điệu và thời thượng hơn. Nhưng sự giản đơn trong lối sống hay cách người ta chia nhau ly trà đá, ổ bánh mì và cái hiên nhà thì vẫn vậy thôi. Vì những gì ồn ào thì dễ lãng quên còn người Sài Gòn thì cứ thế này :Làm gì cũng được miễn là không phải việc xấu và phải vui!

Theo Saostar.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: