Từ đường họ Lê: Nơi ẩn chứa một dòng văn hóa đặc biệt thiêng liêng


(Tiếp)

3.Cuộc chiến đấu không mệt mỏi để khôi phục bà bảo vệ giá trị của một dòng văn hóa thiêng liêng

Đến năm 2001 không hiểu vì nguyên nhân gì ông Chất Tính và một số người trong dòng họ đề nghị tổ chức xây dựng lại nhà thờ. Nhưng lại không có chút kinh phí nào và đã xin trợ cấp từ dòng họ. Lấy lý do nhà thờ đã cũ, một vài nơi hư hỏng cần trùng tu lại. Được tài trợ 35 cây vàng tương đương 45 triệu từ Con cháu ông Lê Hựu là gia đình Tiến sĩ Lê Văn Tuấn. Tuy nhiên lại xây dựng sai, rút hết gỗ của nhà thờ và xây lại bằng tường xi măng. Trong quá trình thi công ngoài hạ điện, trung điện, thượng điện xây thêm hai bên hai cái bệ lớn thờ gia tiên mà trước đó không có. Không gian nhà thờ cũng bị thu hẹp. Trên thực tế không được phép làm như vậy. Việc xây dựng lại nhà thờ như một bản hợp đồng phá tan Nhà thờ Thánh, truyền thống bị phá vỡ . Hậu quả làm thánh nổi giận cả người tài trợ cũng không tránh khỏi. Ông Lê Quốc Trung em trai Tiến sĩ Lê Văn Tuấn, người đã giao tiền để tài trợ chết ngay trong ngày ký hợp đồng xây lại nhà thờ ngày 13/7/2001.

Vài ngày sau, trong khi xây dựng, con trai trưởng ông Chất Tính cũng tự nhiên chết không rõ nguyên nhân và tiếp sau đó con dâu trưởng cũng chết theo. Làm xong nhà thờ được một thời gian thì ông Chất Tính chết, vài tháng sau vợ ông cũng chết khi đang còn khỏe mạnh. Họ hàng nhà Lê tham gia xây dựng cũng lần lượt chết. Chi nào cũng có người chết, chết rất nhiều khiến mọi người hoảng loạn. Không chỉ vậy, ngay cả những thợ xây, người trong nhà họ cũng chết. Đây như một hình phạt cho những người làm trái lời thánh và cũng là một lời nhắc nhở đối với con cháu họ Lê phải ghi nhớ lỗi lầm này.

Nhân dịp Tiến sĩ Lê Văn Tuấn là cháu nội của ông Lê Hựu đến Lộc Hà làm luận án về mẹ vua Mai Hắc Đế, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và huyện Lộc Hà đã mời đã mời họ Mai ở bên Lộc Hà và họ Lê bên Liên Minh đến cùng dự liên hoan. Đây là một cơ hội cho việc giải thích với dân làng để mọi người hiểu về sự sai lầm khi xây dựng lại nhà thờ. Tiến sĩ Lê Văn Tuấn luôn ấp ủ và nuôi hy vọng sẽ xây dựng và trả lại sự nguyên trạng thiêng liêng cho nhà thờ như khi ông nội ông còn sống, cũng như là khôi phục gìn giữ một dòng văn hóa thiêng liêng đặc biệt chỉ có ở nơi đây.

Trong một ngày mưa dầm, Tiến sĩ Lê Văn Tuấn ra khu mộ dòng họ Lê thắp hương

Trong một ngày mưa dầm, Tiến sĩ Lê Văn Tuấn ra khu mộ dòng họ Lê thắp hương

Ngày 8/3/2016 (âm lịch) giỗ tổ nhà thờ xôm tụ với rất đông người tham dự, nhưng chẳng mấy ai nhớ về quá khứ. khi Tiến sĩ Lê Tuấn nói đến chuyện đem cái bát hương gia tiên trong nhà thờ Thánh ra ngoài thì đều bị phản đối. Các văn khấn mấy năm qua đến nay cũng không hề khấn đến Bà Chúa, Thành hoàng, Long mạch, Thần thủy thần, Thổ thần mà chỉ nói đến Tổ tiên, Tổ khảo bên nội ngoại họ Lê. Liên quan đến truyền thống văn hóa, công lao của Tổ tiên. Những điều thánh dạy đều bị lãng quên. Truyền thống, tôn ti trật tự đã bị phá vỡ bởi sự loạn lạc, người chết, bệnh tật, ăn không nên làm không ra, suy sụp sau khi xây lại nhà thờ năm 2001. Nhiều lần trở về Hà Tĩnh, chỉ với một mục đích , nghiên cứu, tìm hiểu sâu về nhà thờ họ Lê, ông Lê Tuấn đã đi đến một số nơi tìm hiểu nhưng ngay cả các nhà văn hóa, các bộ phận sưu tầm di sản cũng không hề nhắc đến bà chúa Liễu Hạnh ở nhà thờ họ Lê.

Sử sách đã không kịp ghi lại sự thiêng liêng của bà Chúa khi ngự trị tại Từ Đường họ Lê. Tiến sĩ Lê Tuấn đã phái ông Trúc, một người trong dòng họ về quê để nắm tình hình và đả thông tư tưởng cho mọi người về việc phải xây dựng lại nhà thờ để báo hiếu với tổ tiên, trả lại nhà thờ nguyên vẹn cho Thánh. Trước ngày giỗ Tổ (8/3/2016) hai ngày ông Chuyên, người viết văn khấn, cúng lễ cho nhà thờ phải nhập viện vì bệnh nặng. Ngày giỗ đã đến gần không có người lo liệu việc cúng lễ tất cả đều rất lo lắng. Lúc này, ông Trúc nói chỉ có ông Lê Tuấn mới viết được văn khấn Hán – Nôm. Tuy nhiên, không ai đồng ý mà quyết chờ đến khi ông Chuyên khỏe lại để viết. Mọi người lại vào viện xem tình hình thì ông Chuyên lại bất tỉnh không rõ lý do. Cuối cùng, ông Lê Tuấn đã được chọn làm người viết văn khấn. Khi ông cất giọng đọc tất cả mọi người, đặc biệt là những người già đều rất ngạc nhiên vì lại được nghe giọng ông Lê Hựu một lần nữa. Như một sự sắp đặt, ông Chuyên khỏi bệnh ngay khi buổi lễ kết thúc.

Sau bao cố gắng, chạy ngược xuôi, qua bao lần trở về quê đến ngày hôm nay, Tiến sĩ Lê Văn Tuấn đã chỉ đạo xây dựng lại nhà thờ bằng gỗ trả nó trở về nguyên trạng thiêng liêng vốn có. Đây là một sự nỗ lực cố gắng không ngừng của ông để đền đáp công ơn của Bà Chúa, của các bậc Thánh, Tổ tiên của dòng họ và ông bà Nội. Với sự thành kính các Đấng Bề Trên, với việc xây dựng, phục chế Nhà thờ, Tiến sĩ Lê Văn Tuấn tin chắc rằng điều đó sẽ mang đến một cuộc sống bình yên phát triển cũng như tài lộc, vinh quang và hạnh phúc cho mỗi gia đình, mỗi người dân cần mẫn quê ông.

Song Hoa


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: