Kịch cùng Bolero tái hiện những tác phẩm vang bóng một thời


(2SaiGon) – Những đứa con oan nghiệt,Tắt lửa lòng và Tô Ánh Nguyệt – những tác phẩm vang bóng một thời – đã được đạo diễn Xuân Trang, Ngọc Duyên và Vũ Trần cảm tác và dàn dựng lại một cách mới lạtrong đêm thi thứ 12 của Kịch cùng Bolero có chủ đề Ký ức vàng son, vừa phát sóng vào tối ngày 07/8 trên kênh THVL1.

“Sắc đẹp ngàn cân” đạt doanh thu 13 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu

Người hát tình ca: Thái Sơn dừng chân, Lều Phương Anh suýt “rơi” khỏi Top 3 vì chiến lược sai lầm

Đây cũng là đêm thi quyết định hai đạo diễn bước vào vòng chung kết xếp hạng. Giám khảo của đêm thi là NSƯT Công Ninh, NSƯT Kim Xuân, danh ca Phương Dung và đạo diễn Việt Trinh.

Ban giam khao (1)

Đạo diễn Xuân Trang mở màn với tác phẩm Những đứa con oan nghiệt, cảm tác từ kịch bảncùng tên của soạn giả Doãn Hoàng Giang.Đây là một tác phẩm sân khấu có tính giáo dục sâu sắc, đề cao phương pháp giáo dục nhân cách và môi trường giáo dưỡng trong mỗi gia đình. Tác phẩm lấy bối cảnh xa xưa, thời mà con người tha hóa vì đồng tiền, đạo đức xã hội xuống cấp.Tiết mục mở đầu với hình ảnh lão tướng cướp Tư Chớp (Trung Dũng) ngồi buồn ủ rũ và ray rứt về những việc làm trong quá khứ của mình. Ngày còn trẻ, ông đã từng gây ra không ít tội ác, cướp không biết bao nhiêu tiền bạc của người dân và phụ bạc không ít phụ nữ. Và quả báo cho ông đó là cậu con trai tên Đức (Huỳnh Thanh Trực) đã kế thừa nghề ăn cướp của ông và càng lớn Đức càng trở nên bất nhẫn, côn đồ và đã giết không ít mạng người. Khi Tư Chớp đặt vấn đề hoàn lương với Đức, cậu con trai đã mỉa mai và xát muối vào lòng người cha với quan điểm đây là nghề gia truyền: “cướp ông sẽ sinh ra cướp con, cướp con sẽ sinh ra cướp cháu”.

1. Tiet muc cua DD Xuan Trang (4)

Hắn oán giậnTư Chớp bởi vì ông mà hắn phải sống lang bạt, xa quê hương, không có tuổi thơ và không biết mẹ của mình là ai. Tư Chớp đón nhận những lời trách móc của Đức như một quả báo mà ông phải trả cho những tội ác trong quá khứ của mình. Điều an ủi duy nhất của ông đó là Nhân – người con ruột mà ông đã đánh tráo với Đức năm xưa nay đã trưởng thành, lương thiện và có con đường công danh rộng mở. Ông nhớ lại 18 năm trước, vì muốn đoạn tuyệt nghề ăn cướp truyền đời của dòng họ, ông đã đánh tráo đứa con vừa sinh của mình là Nhân (Âu Thành Cát) với đứa con cũng vừa mới chào đời của ông thầy đồtrong vùng là Đức. Lớn lên trong sự dạy dỗ của thầy đồ, Nhân trở thành một thanh niên ưu tú, đang chuẩn bị thi trạng nguyên.

Còn Đức thì trở thành một tên cướp giết người không gớm tay. Bí mật về việc hoán đổi thân thếvô tình lọt đến tai của Đức. Hắn giận vì cuộc đời bị đánh tráo nên đã bắt cóc Nhân và cho Nhân biết hết sự thật về người cha là tướng cướp của mình. So với kịch bản gốc, thay vì Nhân chết thì ở tiểu phẩm của đạo diễn Xuân Trang, Đức đã chọn cách tự vẫn để có thể khép lại tất cả mọi chuyện, cũng như để chuộc lại những lỗi lầm của mình.Đức tha mạng cho Nhân vì muốn Nhân sống dùm phần đời lương thiện của mình.Trước khi chết, Đức đã hỏi Tư Chớp rằng trong suốt bao năm qua, ông ta có từng coi mình là con ruột không? Tư Chớp đau đớn trả lời lúc nào ông cũng coi Đức là con ruột. Tiểu phẩm kết thúc với hình ảnh người cha ôm xác con kêu khóc thảm thiết.

1. Tiet muc cua DD Xuan Trang (1)

Với 1 tiểu phẩm chỉ có 4 diễn viên và gói gọn chưa đầy 20 phút, vẫn còn nhiều dấu hỏi về việc Nhân có nhận lại cha ruột của mình hay không nhưng tựu chung tiết mục đã để lại nhiều cảm xúc cho người xem. Nữ giám khảo Việt Trinh đã nhiều lần rơi nước mắt. Chị nói: “Mỗi cách dàn dựng của mỗi đạo diễn khác nhau, nhưng cách dàn dựng nào chạm được đến trái tim người xem mới là cách dàn dựng tuyệt vời nhất. Và hôm nay Xuân Trang đã làm được điều đó. Cách dàn dựng ngắn gọn, súc tích mà quá hay! Diễn viên của em diễn xuất thần!”.Nữ danh ca Phương Dung cho biết sau 50 năm bà mới được xem lại một đoản kịch rất hay. Bà chia sẻ từ năm 15 – 16 tuổi bà đã đi theo đoàn kịch của NSND Kim Cương diễn khắp tỉnh miền Trung, miền Tây. “Cả hai nhân vật người cha và người con đóng xuất sắc! Nhưng phải khen tặng người dàn dựng ra vở kịch này. Lời thoại súc tích, không lượm thượm. Phần nhạc đệm từ bài Quê hương đến bài Tình Cha rất tốt… Cảm ơn em đã cho cô có sự hồi ức giống như đang đi theo các em diễn trên sân khấu cách đây 50 năm” – Danh ca Phương Dung.

NSƯT Kim Xuân nhận xét: Đoạn nhân vật người hầu và Tư Chớp nói về thân phận thật sự của Đức có phần dễ dãi quá và phần thể hiện tính cách của Tư Chớp có vẻ bị hiền hơn so với nhân vật. Tuy nhiên, bà đánh giá cao thông điệp của tác phẩm, không chỉ có giá trị ở thời xưa mà ngay cả ngày nay, khi mà người ta có thể dễ dàng giết người chỉ vì một va quẹt giao thông, hoặc chỉ vì những chuyện nhỏ cũng có thể nổi nóng với nhau. Chính môi trường sống tạo nên tất cả những chuyện đó. Bà khen đạo diễn Xuân Trang không chỉ có thế mạnh về kịch kinh dị, kì bí mà còn có thể làm kịch cảm xúc lay động lòng người, khiến cho Việt Trinh sụt sùi.

2. Tiet muc cua DD Ngoc Duyen (1)

Tác phẩm của nữ đạo diễn Ngọc Duyên mang tên Tắt lửa lòng, cảm tác từ tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, được giới thiệu lần đầu tiên năm 1933. Tác phẩm nhanh chóng phổ biến và được chuyển thể thành kịch và nhạc.Soạn giả Trần Hữu Trang cũng đã biên kịch lại và chuyển thể lại thành vở cải lương “Lan và Điệp” vào năm 1936. Và cái tên “Lan và Điệp” trở thành huyền thoại từ đó. Khi thể hiện lại tác phẩm này, đạo diễn Ngọc Duyên đã xử lý khác hoàn toàn phần kết của câu chuyện

2. Tiet muc cua DD Ngoc Duyen (3)

NSƯT Công Ninh cũng cho rằng đây là 1 tiết mục cảm tác và ông cảm nhận nữ đạo diễn chỉ muốn mượn ý chính của câu chuyện, qua đó lồng vào quan điểm, cách nhìn của mình nên cô dù rất muốn đổi tên 2 nhân vật để khán giả không hiểu lầm nhưng vì sử dụng bài hát mang tên Lan và Điệp nên cô đã không đổi được. Nữ đạo diễn Ngọc Duyên cảm kích NSƯT Công Ninh đã nhìn thấy tâm tư của cô khi dựng vở kịch này. Tiết mục của đạo diễn Ngọc Duyên nhận được 39,25 điểm

Tiet muc cua DD Vu Tran (1)

Tiếp tục giữ vững biệt hiệu “đạo diễn có thù với phụ nữ”, Vũ Trần đã dàn dựng lại vở kịch Tô Ánh Nguyệt, được cảm tác từ tác phẩm cải lương nổi tiếng của soạn giả Trần Hữu Trang. Nội dung của câu chuyện Tô Ánh Nguyệt đã quá quen thuộc với khán giả nên trong thời lượng có hạn

Tiet muc cua DD Vu Tran (5)

Mặc dù dành được số điểm cao nhất trong đêm thi chủ đề “Ký ức vàng son” nhưng với tổng điểm 4 đêm thi (Mưa đêm, Cô đơn, Tình – Tiền, Ký ức vàng son) là 155,25 điểm, thấp hơn đạo diễn Vũ Trần (157,25 điểm), đạo diễn Ngọc Duyên (157 điểm), nên đạo diễn Xuân Trang đã phải dừng chân. Đạo diễn Vũ Trần và Ngọc Duyên sẽ tranh tài trong đêm Chung kết xếp hạng Kịch cùng Bolero, được truyền hình trực tiếp vào lúc 21h thứ Hai ngày 14/8/2017 trên kênh THVL1

Minh Nguyễn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: