Thay dây cáp cho cột cờ cổ nhất Sài Gòn


Sau hơn 150 năm tồn tại, cột cờ Thủ Ngữ tại số 2 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1 đã trở thành di tích lịch sử cấp thành phố. Sau một thời gian dài, hệ thống dây cáp chằng cột cờ dù đã được thay nhiều lần nhưng trước sự khắc nghiệt của thời tiết đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn. Trước thực trạng đó, các cơ quan chức năng đã cho thay thế hệ thống cáp cho di tích này.

Những công viên, khu dân cư từng là nghĩa trang ở TP. HCM

Ngắm Nhà thờ Đức Bà 140 năm tuổi ở Sài Gòn trước ngày trùng tu

Công nhân đang tiến hành thay cáp cho cột cờ Thủ Ngữ 152 năm tuổi. Ảnh: Trường Sơn

Công nhân đang tiến hành thay cáp cho cột cờ Thủ Ngữ 152 năm tuổi. Ảnh: Trường Sơn

Cột cờ Thủ Ngữ được người Pháp dựng lên vào năm 1865 trên nền cũ của dinh quan thủ ngự chuyên chăm lo về thương chính của nhà Nguyễn. Ảnh: Tư liệu

Cột cờ Thủ Ngữ được người Pháp dựng lên vào năm 1865 trên nền cũ của dinh quan thủ ngự chuyên chăm lo về thương chính của nhà Nguyễn. Ảnh: Tư liệu

Sau 152 năm tồn tại tại, cột cờ Thủ ngữ trở thành nhân chứng cho sự phát triển của vùng đất Sài Gòn- sau này là TPHCM. Cột cờ được làm bằng thép, cao khoảng 40m. Ban đầu người Pháp đặt tên là Mât des Signaus. Đây là công trình đầu tiên để canh tuần tàu biển và treo cờ để tàu ra vào biết nên vào hay chờ đợi. Ảnh: Trường Sơn

Sau 152 năm tồn tại tại, cột cờ Thủ ngữ trở thành nhân chứng cho sự phát triển của vùng đất Sài Gòn- sau này là TPHCM. Cột cờ được làm bằng thép, cao khoảng 40m. Ban đầu người Pháp đặt tên là Mât des Signaus. Đây là công trình đầu tiên để canh tuần tàu biển và treo cờ để tàu ra vào biết nên vào hay chờ đợi. Ảnh: Trường Sơn

Do cột cờ bằng thép nên người ta dùng hàng chục dây cáp cỡ lớn để cố định, chia đều các hướng. Trong số dây cáp, người ta đan các thanh thép vào 4 dây cáp để tạo ra 2 thang dây để khi cần có thể lên đài quan sát cũng như thay cờ lúc cần thiết. Trong đợt tu sửa này, cơ quan chức năng đã thay một cờ Tổ quốc mới với diện tích 6x3m lên đỉnh cột. Ảnh: Trường Sơn

Do cột cờ bằng thép nên người ta dùng hàng chục dây cáp cỡ lớn để cố định, chia đều các hướng. Trong số dây cáp, người ta đan các thanh thép vào 4 dây cáp để tạo ra 2 thang dây để khi cần có thể lên đài quan sát cũng như thay cờ lúc cần thiết. Trong đợt tu sửa này, cơ quan chức năng đã thay một cờ Tổ quốc mới với diện tích 6x3m lên đỉnh cột. Ảnh: Trường Sơn

Sau khi bị ảnh hưởng bởi công trình làm Đại lộ Đông Tây, vào năm 2009, cột cờ được trùng tu nhưng vẫn giữ lại nét kiến trúc mái hình bát giác như ban đầu. Bên dưới cột cờ là nhà trưng bày các hình ảnh, hiện vật của công trình. Tuy nhiên, qua thời gian dài, các sợi cáp của công trình đã có dấu hiệu gỉ sét, không còn đủ khả năng níu giữ cột cờ nặng hàng chục tấn. Ảnh: Trường Sơn

Sau khi bị ảnh hưởng bởi công trình làm Đại lộ Đông Tây, vào năm 2009, cột cờ được trùng tu nhưng vẫn giữ lại nét kiến trúc mái hình bát giác như ban đầu. Bên dưới cột cờ là nhà trưng bày các hình ảnh, hiện vật của công trình. Tuy nhiên, qua thời gian dài, các sợi cáp của công trình đã có dấu hiệu gỉ sét, không còn đủ khả năng níu giữ cột cờ nặng hàng chục tấn. Ảnh: Trường Sơn

Theo đơn vị thi công, sắp tới toàn bộ hệ thống cáp sẽ được thay mới bằng loại cáp đường kính 25mm, có khả năng chịu lực tốt hơn. Hiện một số cáp đã được thay, một thang dây cũng đã được thay thế. Ảnh: Trường Sơn

Theo đơn vị thi công, sắp tới toàn bộ hệ thống cáp sẽ được thay mới bằng loại cáp đường kính 25mm, có khả năng chịu lực tốt hơn. Hiện một số cáp đã được thay, một thang dây cũng đã được thay thế. Ảnh: Trường Sơn

Sắp tới, các dây cáp néo phía gần cầu Khánh Hội cũng sẽ được thay, sơn mới, đảm bảo cho cột cờ được đứng vững lâu dài. Theo quyết định của UBND TPHCM, giữa năm 2016, công trình cột cờ Thủ ngữ đã được công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố, đơn vị quản lý công trình này sẽ là UBND quận 1. Ảnh: Trường Sơn Trường Sơn

Sắp tới, các dây cáp néo phía gần cầu Khánh Hội cũng sẽ được thay, sơn mới, đảm bảo cho cột cờ được đứng vững lâu dài. Theo quyết định của UBND TPHCM, giữa năm 2016, công trình cột cờ Thủ ngữ đã được công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố, đơn vị quản lý công trình này sẽ là UBND quận 1. Ảnh: Trường Sơn
Trường Sơn

Theo Lao Động


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: