Mưu sinh trong đêm mưa Sài Gòn liệu có đáng thương?


Sài Gòn luôn được xem là mảnh đất hứa cho người tứ xứ tới lập nghiệp, nhưng không vì thế mà việc mưu sinh ở đây trở nên nhẹ nhàng, chỉ đơn giản là bớt nhọc nhằn đôi chút bởi dân xứ này thân thiện dễ sống, người xa quê nhiều nên tự nhiên biết yêu thương, đùm bọc nhau mà sống và hơn nữa đất trời quanh năm ôn hòa ít thiên tai.

Sài Gòn đã vào tháng 9 cái nắng đã bớt oi bức hơn, những cơn mưa lớn vào mỗi chiều xua đi cái nóng hầm hập, nước lênh láng mặt đường và hàng người kẹt xe nối dài hàng km như vô tận. Có khi nào giữa những tiếng nổ máy ì è, tiếng còi xe chí chóe hay hàng trăm ánh mắt nhìn thẳng cố gắng nhích lên trước từng chút một mong nhanh chóng về nhà, bạn thử lặng quay người lại phía sau, nhìn qua trái, qua phải để thấy những người bán hàng rong lấy góc đường làm nơi mưu sinh, những người lao động dãi nắng dầm mưa giữa trời kiếm đồng tiền, bát gạo: đâu đó nơi góc đường Điện Biên Phủ bà cụ mù vẫn ngồi dưới cây dù bé tí được bọc bằng vải nylon làm từ áo mưa cũ bán nhưng cây nhang, chị bán sen kiên nhẫn đứng dưới chân cầu Sài Gòn mặc mưa gió mong sao bán được nốt mấy bó sen cuối ngày, bó rau trên xe đẩy của cô bán hàng bị mưa dập nát ấy vậy mà cô chẳng về nhà vẫn ngồi đó như chờ đợi điều gì, gánh xôi chiều nay coi như ế vì ngoài đường ồn ã ai cũng muốn về nhà hơi đâu dừng lại ăn, người công nhân vẫn đội mưa làm việc trên tòa nhà cao tầng đang xây dở…

Giữa những ồn ào của phố thị, giữa bữa cơm nhà và những giấc ngủ say trong chăn ấm là biết bao mảnh đời mà mỗi khoảnh khắc chúng ta bắt gặp đều ẩn chứa một câu chuyện dài…

Cụ bà ngoài 70 tuổi, mắt đã mờ hẳn nhưng vẫn đều đặn ngồi ở ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Văn Cừ (quận 5) bán bông tăm. Trời mưa, người qua đường ngại ngần dừng chân mua hàng. Có người nhìn thấy chép miệng thương cảm: "Bán một gói tăm lời lãi vài trăm đồng, không hiểu cả ngày đêm cụ kiếm được bao nhiêu". Ảnh: Nguyễn Quang

Cụ bà ngoài 70 tuổi, mắt đã mờ hẳn nhưng vẫn đều đặn ngồi ở ngã tư Nguyễn Trãi – Nguyễn Văn Cừ (quận 5) bán bông tăm. Trời mưa, người qua đường ngại ngần dừng chân mua hàng. Có người nhìn thấy chép miệng thương cảm: “Bán một gói tăm lời lãi vài trăm đồng, không hiểu cả ngày đêm cụ kiếm được bao nhiêu”. Ảnh: Nguyễn Quang

Chị bán hàng rong trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5) ẩn mình dưới tấm nilon nơi phố xá vắng bóng người qua lại. Trời mưa, việc buôn bán trở nên ế ẩm, nỗi lo về cuộc sống mưu sinh của người lao động nghèo thêm nặng nề.  Ảnh: Nguyễn Quang

Chị bán hàng rong trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5) ẩn mình dưới tấm nilon nơi phố xá vắng bóng người qua lại. Trời mưa, việc buôn bán trở nên ế ẩm, nỗi lo về cuộc sống mưu sinh của người lao động nghèo thêm nặng nề. Ảnh: Nguyễn Quang

Người phụ nữ buôn thúng, bán gánh với tấm áo mưa chỉ đến thắt lưng đi như chạy trong cơn mưa bất chợt.

Hai người bán vé số tàn tật trú mưa dưới hiên cơ quan thuế quận 6 trên đường Hồng Bàng. Không có khách, họ tranh thủ trò chuyện về cuộc sống thường nhật. Người phụ nữ ngậm ngùi, vì tin người mà bà mất nhà cửa, trắng tay ra đường kiếm sống. Ảnh: Nguyễn Quang

Cuối ngày, gia tài của người lượm ve chai ở đường Võ Văn Kiệt (quận 6) chất xiêu vẹo trên chiếc xe đạp cũ.

Cuối ngày, gia tài của người lượm ve chai ở đường Võ Văn Kiệt (quận 6) chất xiêu vẹo trên chiếc xe đạp cũ. Ảnh: Nguyễn Quang

Chị bán hàng rong trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5) ẩn mình dưới tấm nilon nơi phố xá vắng bóng người qua lại. Trời mưa, việc buôn bán trở nên ế ẩm, nỗi lo về cuộc sống mưu sinh của người lao động nghèo thêm nặng nề.

Chị bán hàng rong trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5) ẩn mình dưới tấm nilon nơi phố xá vắng bóng người qua lại. Trời mưa, việc buôn bán trở nên ế ẩm, nỗi lo về cuộc sống mưu sinh của người lao động nghèo thêm nặng nề. Ảnh: Nguyễn Quang

Dù vô tình hay cố ý ít nhất một lần trong đời ta từng bắt gặp họ đâu đó, họ cũng có thể là cha mẹ người thân của ta. Vậy bạn nghĩ thế nào về họ, không quan tâm, hay đồng cảm, thương hại, thấy họ thật đáng thương và bất hạnh, cuộc sống thật quá đỗi bất công rồi bạn dừng lại chụp một bức hình post lên facebook kèm một vài chia sẻ “Ngày nào cũng thấy bà… tội nghiệp bà quá mà không biết phải làm saohay chẹp miệng “tội thì cũng tội mà thôi cũng kệ rồi đi tiếp”.

Đã là lao động tay chân ắt hẳn sẽ khổ, chỉ có điều vào những ngày mưa khi người ta nghĩ về mái nhà về sự ấm áp, hình ảnh khốn khó của những người mưu sinh giữa đêm mưa mới dễ khiến người ta chạnh lòng hơn tất thảy. Thật ra, mỗi người trên thế giới này đều có những công việc và bổn phận của riêng mình, nhờ cô bán gánh xôi bên đường mà những ngày mưa chẳng may đói lòng chỉ cần ghé qua là có ngay chút ấm áp, người bán vé số, cô bán hàng rong tất cả họ đều là những con người làm ăn chân chính và sống lương thiện và cũng không cầu xin sự thương hại. Vậy phải chăng trong một chiều mưa muộn bắt gặp họ nơi góc đường, ta đừng nhìn họ bằng ánh chua xót, hãy dừng xe một chút mua giúp nắm xôi, mớ hàng bán chưa hết, nói vài câu động viên, nở một nụ cười với chú xe ôm đang nép mình bên hiên hay ít nhất chỉ cần bạn thành tâm cầu mong cho trời ngừng mưa, cho họ bán hết hàng về nhà ăn một bữa cơm dù nguội nhưng ấm áp vì hôm nay đã kiếm. Nhiêu đó là đủ ấm lòng…

Thay vì cảm thấy họ đáng thương hãy thấy họ thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng, những con người ấy không chỉ mang trong mình gắng nặng cơm áo gạo tiền và sự nghèo khó, họ thực sự là biểu hiện cao quý của sự kiên trì và nghị lực bởi mấy ai muốn ra ngoài khi trời mưa hơn nữa còn là làm việc, họ dạy cho bạn tình cha mẹ cao quý hơn hết thảy bởi những người lao động ngoài kia kiếm tiền vì họ một đồng mà vì con mười đồng, họ giúp bạn hiểu thế nào là “sống trong đời sống cần có một tấm lòng…”, giúp bạn bớt than vãn và hoài nghi về cuộc sống của mình.

Giờ bạn còn nghĩ những người mưu sinh trong đêm mưa Sài Gòn đáng thương?

Min


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: