Xem mưa sao băng cùng thời điểm nguyệt thực dài nhất thế kỷ


Vào ngày 28/7, cùng với hiện tượng nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát mưa sao băng Delta Aquarids.

Dự báo thời tiết dịp Lễ 30/4 – 1/5/2018: Hà Nội, Sài Gòn có mưa rào và giông rải rác

Vì sao Sài Gòn lại nắng nóng, giảm mưa giữa tháng 6?

Mưa sao băng. (Ảnh minh họa: guardianlv)

Mưa sao băng. (Ảnh minh họa: guardianlv)

Vào ngày 28/7, cùng với hiện tượng nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát mưa sao băng Delta Aquarids.

Delta Aquarids lây là một trận mưa sao băng loại trung bình. Diễn ra trong khoảng từ 12/7 tới 23/8, cực điểm của mưa sao băng này rơi vào từ ngày 27-29/7.

[Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 sẽ diễn ra vào cuối tháng 7]

Để quan sát hiện tượng này, vào khoảng 2 giờ sáng, người người yêu thiên văn học cần nhìn về phía chòm sao Bảo Bình ở hướng Đông Nam là tâm điểm của trận mưa sao băng.

Năm 2018, trận mưa sao băng này diễn ra vào thời điểm trăng tròn và cùng với việc đây là trận mưa sao băng ở mức độ trung bình (khoảng 20 vệt mỗi giờ), người yêu thiên văn khó có thể quan sát nhiều sao băng.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, cực điểm của mưa sao băng này là lúc diễn ra nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ. Ngoài ra, trên bầu trời còn có sự “bổ sung” của một số sao băng đầu tiên của trận mưa sao băng Perseids (cực điểm vào giữa tháng Tám). Do đó, rạng sáng 28/7 sẽ khá thú vị với nhiều người quan sát.

Để quan sát các hiện tượng thiên nhiên này, người yêu thiên văn có thể dùng mắt thường hoặc kính thiên văn, ống nhòm. Song, có một điều đáng lưu ý chính là thời điểm hiện nay ở nhiều vùng của Việt Nam thời tiết không thuận lợi cho việc quan sát khi có mây mù và mưa.

Trong điều kiện thời tiết tốt, người quan sát cần chọn góc nhìn rộng, tránh ánh sáng của đèn cao áp…

Theo vietnamplus


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: