Nói đến quán cà phê thì Sài Gòn có nhiều vô kể. Trong số ấy, quán cà phê Đỗ Phủ – cơm tấm Đại Hàn nằm tại căn nhà số 113A Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1, TPHCM mang những nét riêng không lẫn vào đâu được. Đây là địa chỉ mở đầu cho chuỗi di tích về Biệt động Sài Gòn được liên kết thành tour cho khách tham quan, tìm hiểu. Quán cà phê như Hội An thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn Quán cà phê trong lòng biệt thự hơn 100 tuổi ở Sài Gòn Tách biệt với phố phường ồn ào, quán cà phê Đỗ Phủ – cơm tấm Đại Hàn nằm lặng lẽ trên đường Đặng Dung. Năm xưa, nơi này từng gắn bó với chiến sĩ biệt động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM,…). Anh Trần Vũ Bình, con trai của chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai mang trong mình ký ức về người cha anh dũng. Chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của thời gian, khao khát muốn phục dựng lại “địa chỉ đỏ” này càng thôi thúc anh. Bao nhiêu năm qua, nơi đây luôn là điểm đến của nhiều chính khách, các cựu chiến binh, người dân… Anh Trần Vũ Bình (bìa phải) đón tiếp Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tại căn nhà số 113A Đặng Dung Đi ngược lại với xu thế cà phê hiện đại, anh Trần Vũ Bình quyết tâm mang đến một màu sắc mới cho “địa chỉ đỏ” để nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay có một điểm đến lịch sử ý nghĩa mà không khô khan, cứng nhắc. Bạn Hoàng Linh (nhân viên một công ty ở quận 1) khi đến đây đã phải ngạc nhiên, thích thú trước những kiến thức lịch sử mà mình được nhận về. Hoàng Linh đang tìm hiểu về hầm bí mật Hầm bí mật dưới đáy tủ quần áo, dùng để trú ẩn và thoát ra ngoài khi có động Khi có động hoặc bị lộ, các chiến sĩ biệt động vào bên trong khóa trái cửa, cạy tấm ván đáy tủ lên và thoát ra ngoài bằng đường bí mật ra các đường Trần Quang Khải, Nguyễn Văn Nguyễn và Hai Bà Trưng Trong quán cà phê Đỗ Phủ – cơm tấm Đại Hàn, những chiếc hầm có sức hút, lôi cuốn nhiều người. Những ai mong muốn tìm hiểu về lịch sử Biệt động Sài Gòn sẽ có khoảnh khắc “sống chậm”, nhiều trải nghiệm thú vị. Hầm nổi dùng để chứa thư từ, tài liệu, thuốc tây, tiền, vàng, đô la… Đây là hầm nổi do ông Trần Văn Lai thiết kế và xây dựng trong vách tường nhà 113A Đặng Dung và nhà 113B Đặng Dung (nhà của Ngô Quang Trưởng – Trung tướng chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ) dùng để chứa thư từ, tài liệu, thuốc tây, tiền, vàng, đô la đựng trong các lon guigoz; thùng đạn của Mỹ, sau đó chuyển ra Quân khu Sài Gòn – Gia Định và chuyển ra miền Bắc Việt Nam qua các nước Campuchia, Lào, Thái Lan phục vụ chiến đấu Nhắc đến căn nhà số 113A Đặng Dung là nhắc đến di tích hầm nổi và hộp thư bí mật của Biệt động Sài Gòn. Giai đoạn cách mạng, ông Năm Lai dưới vỏ bọc là một nhà tư sản, chuyên đi trang trí nội thất đã mua lại căn nhà ở địa chỉ này để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Ông giao cho vợ chồng ông Đỗ Miển, người thợ làm cùng ông quản lý. Hầm bí mật dưới chân cột nhà bếp, dùng để cất giấu tài liệu, súng ngắn. Ông bà Đỗ Miển, Nguyễn Thị Sự cất giấu tài liệu, giấy tờ cải trang, súng ngắn… của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn và nhà thầu khoán Dinh Độc Lập Trần Văn Lai trong quá trình hoạt động tại nội thành Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định Quán còn là nơi trưng bày vô số món đồ cổ đủ thể loại như điện thoại quay số, ti vi, máy ảnh, đồng hồ, máy khâu, xe đạp cổ… Chiếc điện thoại quay số được đặt nguyên ở vị trí năm xưa trong ngôi nhà Chiếc ti vi cổ được trưng bày ở một góc quán Máy chiếu phim nhựa cổ hiệu Manon Cabimat, chiếc quạt cổ.. đều gợi lên những điều xưa cũ, đầy kỷ niệm Ẩn mình dưới “vỏ bọc” là một quán cà phê, cơm tấm, bên trên căn gác nhỏ là nơi lưu lại nhiều dấu tích của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn Ở quán còn có món cơm tấm kèm kim chi Đại Hàn do bà Hai Mão (con gái lớn của ông bà Đỗ Miển) trực tiếp chế biến. Tấm biển của quán gây ấn tượng với nhiều người Bằng tâm huyết của mình, anh Trần Vũ Bình đã lặn lội khắp nơi để làm tất cả những gì có thể cho di tích lịch sử này đến gần hơn với người dân, đặc biệt là giới trẻ. Cái đẹp, sự oai hùng nằm trong sự mộc mạc, giản dị chứ không phải là những thứ hào nhoáng. Quán cà phê gắn liền với quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn đã đi vào lòng người nhiều người bởi sự giản dị, mộc mạc ấy. “Tôi có lòng tin vào những điều tốt đẹp. Tại sao mình không cố gắng làm những điều tốt đẹp, để dần dần cái tốt đẹp sẽ lấn át những cái xấu trong xã hội. Tôi mong muốn nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay sẽ yêu lịch sử, tìm hiểu về lịch sử cặn kẽ. Tôi tâm huyết với việc mình đang làm và sẽ tiếp tục làm ra những điều tử tế để cho những người tử tế”, anh Trần Vũ Bình chia sẻ. Theo sggp