Độc đáo chợ nổi miền Tây trên sông Sài Gòn


Những chiếc thuyền bán đủ loại trái cây nhưng thay vì nhộn nhịp vào buổi sáng chợ nổi miền Tây của Sài Gòn lại tấp nập người mua vào buổi chiều.

Sài Gòn không phải là vùng sông nước song không khó để tìm ra những kiểu chợ nổi ven sông như miền Tây. Và nếu đi dọc con đường Trần Xuân Soạn quận 7 ta có thể tìm ra một chợ nổi đặc trưng của miền Tây như thế.

cho-noi-sg-1

Ít ai ngờ rằng chục năm sau tại một nhánh nhỏ của sông Sài Gòn nhỏ hẹp này lại là nơi kiếm kế sinh nhai của nhiều hộ dân. Họ không phải là những người dân gốc Sài Gòn mà là từ nhiều vùng khác di cư đến, chủ yếu là dân miền Tây.

cho-noi-sg-2

Họ buôn bán ở đây đã hơn hai mươi năm theo kiểu “đời cha tiếp đời con”. Và thứ tài sản quý giá nhất đối với họ chính là những con thuyền. Chúng vừa là nhà vừa là “cần câu” kiếm sống của nhiều hộ dân nghèo ở đây.

cho-noi-sg-3

Vì nghèo túng nên dù họ sống hơn chục năm bán buôn và dành dụm cả đời mà vẫn không thể cất được căn nhà…

cho-noi-sg-4

Đối với họ, đất Sài Gòn là một thứ xa xỉ. Và thế là từ đời cha, con rồi đền cháu họ cứ sống mãi trong những chiếc thuyền chật hẹp bán buôn mưu sinh qua ngày.

cho-noi-sg-5

Anh Nguyễn Hùng Dũng (46 tuổi) một người bán buôn lâu năm tại chợ nổi tâm sự: “Sống trên thuyền cũng có thú vui của nó. Tụi tui bán trái cây nhiều tạo thành chợ ven sông, không lời nhiều nhưng nhìn cảnh người dân tới mua mỗi chiều tui lại hồi tưởng tới tuổi thơ vùng sông nước miền Tây của mình..”.

cho-noi-sg-6

Dù cuộc sống có thiếu thốn, nhưng hầu như các gia đình ở đây đều nuôi chó. Vừa để chống trộm vừa để bầu bạn cho qua những tháng ngày.

cho-noi-sg-7

Chợ bắt đầu từ đầu giờ chiều cho đến chạng vạng tối. Những người mua thường là người đi làm, công nhân,… bởi vậy nên giờ tan tầm là lúc những hộ dân ở đây bận rộn bán buôn nhất.

cho-noi-sg-8

Những chiếc thuyền ở đây thường bán chuối, dừa lấy từ miền Tây lên và giá rẻ hơn những chỗ khác rất nhiều. Thuyền đầy ắp trái cây được chở về từ sáng sớm đến chiều được bày ra bán ngày trên thuyến hoặc ngay mép sông.

Việc bán buôn ở đây cũng không ổn định chủ yếu thường dựa vào thời tiết. Cứ mỗi khi trời mưa những người qua đường cứ thế vô tình đi qua chợ nổi mà chẳng buồn ngó đến và đơn giản định nghĩa về một ngày buồn đối với những người dân cắm nhà trên sông này là như thế.

cho-noi-sg-9

Cũng theo lời tâm sự của những người dân bán buôn ở đây, sống với cái nghề này không bao giờ giàu được và mọi thứ cứ chỉ đủ sống qua ngày. Vì trái cây rất dễ chín, nếu không bán hết họ sẽ phải bù lỗ…

cho-noi-sg-10

Nước sạch và vấn đề vệ sinh mội trường cũng là một trong nhiều nỗi khổ chung của những hộ dân ở đây. Vì sống trên thuyền nhiều hộ dân phải bỏ tiền mua nước sạch từ những hộ sống đối diện với giá 5000 đồng/thùng nước.

cho-noi-sg-11

Chợ nổi một nét đẹp văn hóa miền Tây lại được “biến tấu” ở Sài Gòn nhộn nhịp này theo một kiểu rất riêng trong đó việc bán buôn của những người dân “cắm nhà trên sông” không chỉ là miếng ăn mà còn mang cả câu chuyện về tuổi thơ sông nước. Và điều này làm cho khu chợ trở thành thứ văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần mà theo tâm sự của người bán – người mua, nếu một ngày nào đó, khúc sông này vắng bóng những chiếc thuyền neo đậu đó sẽ là một sự thiếu vắng không thể nào bù đắp được…

Nguồn: Quỳnh Anh / phunuonline.com.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: