Kết quả khảo sát của Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) cho thấy, trong tổng số 30.000 phiếu khảo sát (ở 24 quận, huyện TPHCM) có trên 60% người dân ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân. Xe máy sẽ hết đường vào nội đô Mẫu xe máy điện đầu tiên của Vinfast lộ diện, giá giữa Honda Vision, Lead Nhiều tranh cãi việc cấm xe máy ở TPHCM, người dân đi lại bằng gì? Ảnh: M.Q Nâng cao năng lực giao thông công cộng Sáng 1.3, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TPHCM đã tổ chức hội nghị phản biện xã hội dự thảo “Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TPHCM”. Các đại biểu tham dự hội nghị phản biện về dự thảo đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng. Đề án do Sở GTVT TPHCM phối hợp cùng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (TDSI) thực hiện đã đề xuất hạn chế và tiến tới ngưng hoạt động xe máy tại một số khu vực thuộc trung tâm thành phố (quận 1, 3, 5, 10,…) vào giai đoạn 2025 – 2030. Để hoàn thiện đề án, TDSI đã điều tra, khảo sát, phỏng vấn xã hội học với các hộ gia đình trên địa bàn. TDSI đã phát ra 30.000 phiếu khảo sát ở địa bàn 24 quận, huyện. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ ủng hộ đề án hạn chế lưu thông ôtô con, xe máy là 62,56%. Tuy nhiên, người dân yêu cầu phải nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng để đáp ứng nhu cầu đi lại. Ngoài ra, trên 80% người dân được lấy ý kiến ủng hộ việc điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông. Gần 70% người dân ủng hộ thu phí ôtô vào khu vực trung tâm và 85,5% ủng hộ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông (thu phí tự động, xử phạt). 36 giải pháp không đột phá Tại hội nghị, nhiều chuyên gia đánh giá cao việc đề án chú trọng phát triển giao thông công cộng (GTCC) để phương tiện GTCC trở thành một phương tiện giao thông phổ biến, được người dân sử dụng được coi là một giải pháp căn cơ. Tuy nhiên, theo luật gia Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch hội luật gia TPHCM, đề án đặt ra kế hoạch sẽ hạn chế xe máy theo lộ trình, có thể áp dụng từ 2025. Tuy nhiên, từ bây giờ cho đến đó còn chưa đầu 6 năm nữa, với hiện trạng hạ tầng giao thông của thành phố hiện nay, cơ sở hạ tầng cho GTCC còn chưa phát triển, còn nhiều tồn tại như vậy liệu sau chừng đó năm GTCC đã đảm đương thay cho xe cá nhân hay chưa? Luật gia Nguyễn Văn Hậu Cũng theo ông Hậu, đề án đưa ra mục tiêu đến 2030, GTCC tăng cao, chiếm tỉ trọng từ 29,3 – 36,8% và phương tiện cá nhân sẽ giảm tương ứng. Tuy nhiên, hiện trạng GTCC TPHCM còn rất hạn chế vì thế mà người dân chưa có thói quen sử dụng. Mặt khác, chất lượng các tuyến xe buýt, chất lượng phục vụ và tình hình an ninh trật tự trên xe buýt còn rất nhiều tồn tại. Trong khi đó, một thực tế đang diễn ra đối với các dự án giao thông trên địa bàn TPHCM là dự án đường sắt trên cao vẫn đang đói vốn, chậm tiến độ. Hệ thống giao thông đường thủy phát triển manh mún, thiếu chuyên nghiệp. PGS.TS Phạm Xuân Mai cho rằng, đề án đưa ra 36 giải pháp nhưng không đột phá. Vấn đề tổ chức xe buýt hiện nay, ông Mai cho rằng có quá nhiều hợp tác xã (HTX) trong khi Trung tâm quản lý GTCC không quản lý được và quản lý thô sơ, lỗi thời. Theo ông Phạm Xuân Mai, phải tập trung các HTX xe buýt lại thành doanh nghiệp lớn. “Còn để HTX là còn lôi thôi, quản lý không minh bạch, nhất là vấn đề trợ giá. Quản lý xe buýt được mới tăng chất lượng dịch vụ” – ông Mai nói. PGS.TS Phạm Xuân Mai Ông Mai đề xuất mạnh dạn thay đổi trợ giá xe buýt hiện nay. Mỗi năm TPHCM tốn 1.000 tỉ đồng trợ giá xe buýt, theo ông Mai là không nên. Thành phố nên lấy tiền trợ giá xe buýt này đầu tư xe buýt hiện đại như đầu tư xe buýt điện. “Xe buýt tốt mới thu hút hành khách tham gia GTCC. Xe buýt điện chi phí giảm so với xe buýt chạy dầu. Nếu làm được thì mới gọi là GTCC phát triển” – ông Mai nói. Theo Lao Động