Một ngày ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn trước năm 75 – Những hình ảnh đẹp của Sở Thú – Sài Gòn ngày xưa


Hình độc về đàn voi ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn xưa

Sốt xình xịch với cà phê “thú cưng” siêu đáng yêu ở Sài Gòn

Thảo Cầm Viên Sài Gòn, thường hay được gọi là Sở Thú, là công viên Bách Thảo – Vườn Thú nổi tiếng của Sài Gòn, được bắt đầu xây dựng năm 1865, là vườn thú lâu đời, có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới.

Cho đến thập niên 1990, Sở Thú vẫn là một địa điểm quen thuộc cho những buổi vui chơi, thư giãn cuối tuần của người dân Sài Gòn và những tỉnh lân cận. Chỉ đến khi mô hình khu vui chơi kết hợp như Đầm Sen và Suối Tiên ra mắt thì Sở Thú ngày càng vắng khách, mặc dù có địa thế đẹp ngay trung tâm thành phố.

Cùng nhìn lại những hình ảnh sống động của Thảo Cầm Viên trước năm 1975.

Những đôi tình nhân thường chọn Thảo Cầm Viên là nơi hẹn hò

Để anh kể cho nghe nè…

Đây cũng là nơi vui chơi, tụ tập quen thuộc

Cười lên nào

Ai cà rem hông…

Thời Pháp, đây là Đền Kỷ niệm (Temple de Souvenir), để tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Sau năm 1954, đền được đổi tên là Đền Quốc Tổ Hùng Vương, và thờ thêm một số nhân vật lịch sử khác, như: Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo… Năm 1975, đền đổi tên là Đền Hùng Vương.

Anh ơi tôi lên đường phố cũ tìm anh chiều hẹn hò. 
Cho nhau niềm vui cuối tuần 
vì hơn mấy lần. 
Vắng anh trời kinh đô nghe xao xuyến bước cô đơn. (Chiều Cuối Tuần – Trúc Phương)

Bên cạnh ngôi đền là tượng voi bằng đồng cao 1,5m, nặng khoảng một tấn, được đặt trên một cái bệ hình chữ nhật cao 1,6m.

Đây là món quà vua Thái Lan Paramindr Maha Prajadhipok tặng cho triều đình nhà Nguyễn hồi thập niên 1930. Với nguồn gốc lịch sử như vậy, bức tượng này được coi là một công trình nghệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Nam – Thái Lan.

Theo các tư liệu được lưu giữ , vào năm 1934, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã gửi bản thiết kế, dự toán sơ bộ và ảnh minh họa tượng voi đồng sẽ tặng cho Việt Nam. Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ đã yêu cầu thống đốc Nam Kỳ lựa chọn một địa điểm rộng rãi để đặt tượng.

Sau các cuộc thảo luận, hội đồng Chính quyền Sài Gòn – khu vực Chợ Lớn quyết định dựng tượng ở phía trước Đền kỷ Niệm bên trong Thảo Cầm Viên. Vào ngày 30/10/1935, tượng voi Hoàng gia cập bến Sài Gòn sau khi được chuyển đến từ Bangkok.

Viện bảo tàng

Sĩ quan Thủ Đức về nghỉ phép

Cây cầu trong hình nay vẫn còn

Hồ bán nguyệt trong Sở Thú

Theo nhacxua.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: